Tiêu chuẩn quốc gia
© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
_8*L9G3L4G0G0L0**R0R9R0R7R6R6*
Số hiệu
Standard Number
TCVN 6592-4-1:2009
Năm ban hành 2009
Publication date
Tình trạng
A - Còn hiệu lực (Active)
Status |
Tên tiếng Việt
Title in Vietnamese Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 4-1: Côngtắctơ và bộ khởi động động cơ - Côngtắctơ và bộ khởi động động cơ kiểu điện-cơ
|
Tên tiếng Anh
Title in English Low-voltage switchgear and controlgear - Part 4-1: Contactors and motor-starters - Electromechanical contactors and motor-starters
|
Tiêu chuẩn tương đương
Equivalent to IEC 60947-4-1:2002
IDT - Tương đương hoàn toàn |
Thay thế cho
Replace |
Lịch sử soát xét
History of version
|
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)
By field |
Số trang
Page 123
Giá:
Price
Bản Giấy (Paper): 492,000 VNĐ
Bản File (PDF):1,476,000 VNĐ |
Phạm vi áp dụng
Scope of standard Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại thiết bị liệt kê trong 1.1 và 1.2 dưới đây mà các tiếp điểm chính được thiết kế để nối đến mạch điện có điện áp danh định không lớn hơn 1 000 V xoay chiều hoặc không lớn hơn 1 500 V một chiều.
Bộ khởi động và/hoặc côngtắctơ đề cập trong tiêu chuẩn này thường không được thiết kế để cắt dòng điện ngắn mạch. Do đó, hệ thống lắp đặt phải có bảo vệ ngắn mạch phù hợp (xem 9.3.4), nhưng không nhất thiết phải là một phần của côngtắctơ hoặc bộ khởi động. Trong phạm vi đó, tiêu chuẩn này nêu các yêu cầu đối với: - côngtắctơ có lắp thiết bị bảo vệ quá tải và/hoặc bảo vệ ngắn mạch; - bộ khởi động kết hợp với các thiết bị bảo vệ ngắn mạch riêng rẽ và/hoặc kết hợp với các thiết bị bảo vệ ngắn mạch và quá tải tích hợp riêng rẽ; - các côngtắctơ hoặc các bộ khởi động kết hợp với các thiết bị bảo vệ ngắn mạch của bản thân chúng, ở các điều kiện quy định. Các kết hợp như vậy, ví dụ các bộ khởi động kết hợp (xem 3.2.7) hoặc các bộ khởi động có bảo vệ (xem 3.2.8) có bộ thông số đặc trưng chung. Các áptômát và các bộ cầu chảy kết hợp được sử dụng làm thiết bị bảo vệ ngắn mạch trong bộ khởi động kết hợp và trong bộ khởi động có bảo vệ phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 6592-2 (IEC 60947-2) và IEC 60947-3 trong trường hợp có thể. Các thiết bị được đề cập trong tiêu chuẩn này bao gồm: 1.1. Côngtắctơ điện xoay chiều và côngtắctơ điện một chiều Các côngtắctơ điện xoay chiều và điện một chiều được thiết kế để đóng và mở các mạch điện và, nếu kết hợp với các rơle thích hợp (xem 1.2) để bảo vệ các mạch điện này không bị làm việc quá tải. CHÚ THÍCH: Côngtắctơ kết hợp với các rơle thích hợp để bảo vệ ngắn mạch phải thỏa mãn thêm các điều kiện liên quan được quy định cho áptômát (TCVN 6592-2 (IEC 60947-2)). Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các cơ cấu điều khiển rơle của côngtắctơ và áp dụng cho các tiếp điểm dùng riêng cho mạch cuộn dây của côngtắctơ. Các côngtắctơ hoặc bộ khởi động có nam châm điện được điều khiển bằng điện tử cũng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này. 1.2. Bộ khởi động động cơ xoay chiều Bộ khởi động động cơ xoay chiều được thiết kế để khởi động và tăng tốc độ động cơ đến giá trị bình thường, duy trì hoạt động liên tục của động cơ, cắt động cơ khỏi nguồn và cung cấp phương tiện bảo vệ động cơ và mạch điện liên kết khỏi làm việc quá tải. Bộ khởi động hoạt động phụ thuộc vào các rơle điện nhiệt phù hợp với TCVN 7883-8 (IEC 60255-8) để bảo vệ động cơ, hoặc cơ cấu bảo vệ nhiệt lắp sẵn trong động cơ được đề cập trong TCVN 6627-11 (IEC 60034-11) thì các rơle hoặc cơ cấu đó không nhất thiết phải tuân thủ toàn bộ các yêu cầu liên quan của tiêu chuẩn này. Rơle quá tải dùng cho bộ khởi động, kể cả các rơle điện tử, phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này. 1.2.1. Bộ khởi động dùng điện xoay chiều trực tiếp trên lưới (đủ điện áp) Bộ khởi động trực tiếp trên lưới dùng để khởi động và tăng tốc độ động cơ đến tốc độ bình thường, để cung cấp phương tiện bảo vệ động cơ và mạch liên kết của nó khỏi làm việc quá tải và để cắt động cơ khỏi nguồn. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho bộ khởi động đảo chiều. 1.2.2. Bộ khởi động dùng điện xoay chiều điện áp giảm thấp Bộ khởi động dùng điện xoay chiều điện áp giảm thấp được thiết kế để khởi động và tăng tốc độ động cơ đến tốc độ bình thường bằng cách nối các đầu cực động cơ đến điện áp lưới qua nhiều hơn một cấp hoặc bằng cách tăng từ từ điện áp đặt vào đầu cực, cung cấp phương tiện bảo vệ động cơ và mạch điện liên kết của nó khỏi làm việc quá tải và để cắt động cơ khỏi nguồn. Có thể sử dụng cơ cấu chuyển đổi tự động để điều khiển tác động đóng cắt liên tiếp từ cấp này sang cấp khác. Cơ cấu chuyển đổi tự động này là, ví dụ như, rơle côngtắctơ có thời gian trễ. hoặc rơle bảo vệ có hoặc không quy định thời gian, thiết bị thấp dòng và cơ cấu khống chế tăng tốc tự động (xem 5.10). 12.2.1. Bộ khởi động sao - tam giác Bộ khởi động sao - tam giác được thiết kế để: khởi động động cơ ba pha ở chế độ nối sao, bảo đảm làm việc liên tục ở chế độ nối tam giác, cung cấp phương tiện bảo vệ động cơ và mạch điện liên kết khỏi làm việc quá tải và cắt động cơ khỏi nguồn. Bộ khởi động sao - tam giác quy định trong tiêu chuẩn này không thích hợp để đảo chiều nhanh động cơ và do đó không áp dụng cho loại AC - 4. CHÚ THÍCH: Khi nối sao, dòng điện dây và mômen động cơ chỉ bằng một phần ba giá trị tương ứng so với nối tam giác. Do đó, bộ khởi động sao - tam giác được sử dụng khi cần hạn chế dòng điện khởi động, hoặc khi máy cần truyền động chỉ yêu cầu mômen khởi động hạn chế. Hình 1 vẽ đường cong điển hình về dòng điện khởi động, mômen khởi động của động cơ và mômen của máy cần truyền động. 12.2.2. Bộ khởi động có biến áp tự ngẫu hai cấp Bộ khởi động biến áp tự ngẫu hai cấp được thiết kế để khởi động và tăng tốc độ động cơ cảm ứng xoay chiều từ trạng thái nghỉ với một mômen giảm thấp đến tốc độ bình thường và để cung cấp phương tiện bảo vệ động cơ và mạch liên kết của nó khỏi làm việc quá tải và để cắt động cơ khỏi nguồn. Tiêu chuẩn này áp dụng cho biến áp tự ngẫu là một phần của bộ khởi động, hoặc biến áp tự ngẫu là thiết bị được thiết kế riêng để lắp với bộ khởi động. Bộ khởi động có biến áp tự ngẫu nhiều hơn hai cấp không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này. Bộ khởi động biến áp tự ngẫu quy định trong tiêu chuẩn này không thích hợp đối với chế độ nhắp hoặc đảo chiều nhanh động cơ và do đó không áp dụng cho loại AC-4. CHÚ THÍCH: Ở trạng thái khởi động, dòng điện dây và mômen của động cơ so với khi khởi động ở điện áp danh định giảm xuống xấp xỉ bằng bình phương của tỷ số điện áp khởi động/điện áp danh định. Do đó bộ khởi động biến áp tự ngẫu được sử dụng khi cần hạn chế dòng điện khởi động hoặc khi máy cần truyền động chỉ đòi hỏi mômen khởi động hạn chế. Hình 2 vẽ các đường cong điển hình về dòng điện khởi động, mômen khởi động của động cơ và mômen của máy truyền động. 1.2.3. Bộ khởi động mạch rôto có biến trở Bộ khởi động được thiết kế để khởi động động cơ cảm ứng xoay chiều rôto dây quấn bằng cách loại bớt điện trở đặt trước trong mạch rôto, để cung cấp phương tiện bảo vệ động cơ khỏi làm việc quá tải và để cắt động cơ khỏi nguồn. Trong trường hợp động cơ không đồng bộ vành trượt (rôto dây quấn), điện áp cao nhất giữa các vành trượt khi hở mạch không được lớn hơn hai lần điện áp cách điện danh định của thiết bị đóng cắt lắp trong mạch rôto (xem 5.3.1.1.2). CHÚ THÍCH: Yêu cầu này dựa trên thực tế là ứng suất điện trong rôto ít khắc nghiệt hơn trong stato và tồn tại trong khoảng thời gian ngắn. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho bộ khởi động hai chiều quay trong trường hợp đảo dây nối khi rôto đã dừng (xem 5.3.5.5). Các thao tác kể cả nhắp và đảo chiều cần có các yêu cầu bổ sung và phải được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các điện trở là một phần của bộ khởi động hoặc tạo thành cụm được thiết kế riêng để lắp với bộ khởi động. 1.3. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với: - bộ khởi động dùng điện một chiều; - bộ khởi động sao - tam giác, bộ khởi động mạch rôto có biến trở, bộ khởi động biến áp tự ngẫu hai cấp được thiết kế cho ứng dụng đặc biệt và để hoạt động liên tục trong trạng thái khởi động; - bộ khởi động mạch rôto có biến trở không cân bằng, nghĩa là trong trường hợp giá trị điện trở của các pha không giống nhau; - các thiết bị được thiết kế không chỉ để khởi động mà còn để điều chỉnh tốc độ; - các bộ khởi động có chất lỏng và các bộ khởi động có dạng \"hơi - chất lỏng\"; - các côngtắctơ và các bộ khởi động bán dẫn có sử dụng côngtắctơ bán dẫn trong mạch chính; - bộ khởi động mạch stato có biến trở; - các côngtắctơ và các bộ khởi động được thiết kế dùng cho các ứng dụng đặc biệt; - tiếp điểm phụ của côngtắctơ và tiếp điểm của rơle côngtắctơ. Các tiếp điểm này được quy định trong IEC 60947-5-1. 1.4. Tiêu chuẩn này đề cập đến: a) các đặc tính của côngtắctơ, bộ khởi động và các thiết bị kết hợp; b) các điều kiện mà các côngtắctơ hoặc bộ khởi động phải phù hợp, liên quan đến: - hoạt động và tác động của côngtắctơ và bộ khởi động; - đặc tính điện môi; - cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài, nếu thuộc đối tượng áp dụng; - kết cấu của côngtắctơ và bộ khởi động; c) các thử nghiệm để chứng tỏ côngtắctơ và bộ khởi động thỏa mãn các điều kiện trên và các phương pháp thử nghiệm được chọn cho các thử nghiệm này; d) các thông tin đi kèm thiết bị hoặc nêu trong tài liệu của nhà chế tạo. |
Tiêu chuẩn viện dẫn
Nomative references
Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 6627-1:2008 (IEC 60034-1:2004), Máy điện quay-Phần 1:Thông số đặc trưng và tính năng TCVN 6627-11:2008 (IEC 60034-11:2004). Máy điện quay-Phần 11:Bảo vệ nhiệt IEC 6005 (411), controlgear and fuses (Từ vựng kỹ thuật điện (IEV)-Chương 411:Bộ đóng cắt, bộ điều khiển và cầu chảy) TCVN 6306-1:2006 (IEC 60076-1:1993), Máy biến áp điện lực-Phần 1:Quy định chung TCVN 8086:2009 (IEC 60085:2007), Cách điện-Đánh giá về nhiệt và ký hiệu cấp chịu nhiệt IEC 60112:2003, Method for determining the comparative and the proof tracking indices of solid insulating materials under moist conditions (Phương pháp xác định chỉ số phóng điện tương đối và chỉ số phóng điện bề mặt của vật liệu cách điện trong điều kiện ẩm) TCVN 7883-3:2008 (IEC 60255-8:1990). Rơle điện-Phần 8:Rơle điện-nhiệt TCVN 5926-1:2007 (IEC 60269-1:2005), Cầu chảy hạ áp-Phần 1:Yêu cầu chung IEC 60269-2:1996, Amendement 1 (1995), Amendement 2 (2001), Low-voltage fuses-Part 2:Supplementary requirements for fuses for use by authorized persons (fuses mainly for industrial application) (Cầu chảy hạ áp-Phần 2:Yêu cầu bổ sung đối với cầu chảy để người được ủy quyền sử dụng (Các cầu chảy chủ yếu sử dụng trong công nghiệp) IEC 60269-2-1:1998, Low-voltage fuses-Part 2-1:Supplementary requirements for fuses for use by authorized persons (fuses mainly for industrial application)-Sections I to V:Examples of types of standardized fuses, (Cầu chảy hạ áp-Phần 2-1:Yêu cầu bổ sung đối với cầu chảy để người được ủy quyền sử dụng (cầu chảy chủ yếu sử dụng trong công nghiệp)-Phần I đến Phần V:Các ví dụ về kiểu cầu chảy tiêu chuẩn). IEC 60410:1973, Sampling plans and procedures for inspection by attributes (Kế hoạch lấy mẫu và quy trình kiểm tra bằng thuộc tính) TCVN 6592-1:2009 (IEC 60947-1:2007), Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp-Phần 1:Quy tắc chung TCVN 6592-2:2009 (IEC 60947-2:2009), Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp-Phần 2:Áptômát IEC 60947-3:1999, Amendment 1 (2001), Low-voltage switchgear and controlgear-Part 3:Switches, disconnectors, switch-disconnectors and fuse-combination units (Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp-Phần 3:Cơ cấu đóng cắt, thiết bị cách ly và bộ phối hợp cầu chảy.) IEC 60947-5-1:1997, Low-voltage switchgear and controlgear-Part 5-1:Control circuit devices and switching elements-Electromechanical control circuit devices (Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp-Phần 5-1:Thiết bị mạch điều khiển và phần tử đóng cắt-Thiết bị mạch điều khiển loại điện-cơ) IEC 61000-4-2:1995, , Amendment 1 (1998) Amendment 2 (2000), Electromagnectic compatibility (EMC)-Part 4:Testing and measurement techniques-Section 2:Electrostatic discharge immunity test-Basic EMC publication (Tương thích điện từ (EMC)-Phần 4:Kỹ thuật đo và thử nghiệm-Mục 2:Thử nghiệm miễn nhiễm phóng điện tĩnh điện-Tiêu chuẩn EMC cơ bản) IEC 61000-4-3:2003, Amendment 1 (1998) Amendment 2 (2000), Electromagnectic compatibility (EMC)-Part 4-3:Testing and measurement techniques-Radiated radio-frequency electromagnetic fied immunity lest (Tương thích điện từ (EMC)-Phần 4-3:Kỹ thuật đo và thử nghiệm-Thử nghiệm miễn nhiễm trường điện từ, tần số rađiô, bức xạ.) IEC 61000-4-4:1995, Amendment 1 (2000), Amendment 2 (2001), Electromagnectic compatibility (EMC)-Part 4:Testing and measurement techniques-Section 4:Electrical fast transient/burst immumity test-Basic EMC publication (Tương thích điện từ (EMC)-Phần 4:Kỹ thuật đo và thử nghiệm-Mục 4:Thử nghiệm quá độ điện/thử nghiệm miễn nhiễm tàu dãy xung-Tiêu chuẩn EMC cơ bản.) IEC 61000-4-5:1995, Amendment 1 (2000), Electromagnectic compatibility (EMC)-Part 4:Testing and measurement techniques-Section 5:Surge immunity test (Tương thích điện từ (EMC)-Phần 4:Kỹ thuật đo và thử nghiệm-Mục 5:Thử nghiệm miễn nhiễm xung.) IEC 61095:1992, Amendment 1 (2000), Electromechanical contactors for household and similar purposes (Côngtắctơ kiểu điện-cơ dùng cho gia đình và mục đích tương tự) IEC 61810-1:1998, Electromechanical all-or-nothing relays-Part 1:General requirements (Rơle điện-cơ-Phần 1:Yêu cầu chung) TCVN 6988:2006 (CISPR 11:2004), Thiết bị tần số rađiô dùng trong công nghiệp, nghiên cứu khoa học và y tế (ISM)-Đặc tính nhiễu điện từ-Giới hạn và phương pháp đo. |
Quyết định công bố
Decision number
3072/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2009
|