TIÊU CHUẨN NGHIỆM THU TRẦN THẠCH CAO ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG AN TOÀN SỬ DỤNG

Đăng ngày: 16:30 16-01-2024

Tấm trần thạch cao là một vật liệu xây dựng phổ biến được sử dụng để hoàn thiện nội thất. Vật liệu nhẹ và dễ dàng gia công thành các tấm trần phẳng, được sử dụng để che phủ các vật liệu xây dựng khác và tạo ra bề mặt trần đẹp mắt. Có nhiều ưu điểm, bao gồm khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy, dễ lắp đặt và đa dạng về thiết kế.

Trần thạch cao được ưa chuộng với những thiết kế "nịnh mắt". Ảnh minh họa

Về cấu tạo, tấm trần được sản xuất từ hỗn hợp gồm thạch cao, khung xương và các chất phụ gia. Trong đó khung xương chính là bộ phận quyết định tính ổn định của trần, một hệ khung đúng tiêu chuẩn sẽ hạn chế được hiện tượng trần thạch cao bị nứt hay võng xệ về lau dài

Nhưng trong thực tế ít nhà thầu nào làm được đúng với tiêu chuẩn khung xương vì liên quan đến vấn đề chi phí, ngoại trừ những công trình dự án có các bước nghiệm thu khắt khe. Cho nên, để đảm bảo trần thạch cao vừa đẹp vừa phải chất lượng đúng chuẩn.

Theo đó, Tiêu chuẩn TCVN 8256:2022 là một tài liệu quan trọng trong việc nghiệm thu khung xương trần thạch cao. Đây là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu và phương pháp kiểm tra để đảm bảo chất lượng và tính an toàn của khung xương trần thạch cao.

Về yêu cầu về kích thước: Tiêu chuẩn TCVN 8256:2022 quy định các kích thước chính xác của khung xương trần thạch cao, bao gồm kích thước của các thanh chính, thanh phụ và các bộ phận khác. Các kích thước này phải tuân thủ để đảm bảo khung xương trần thạch cao có khả năng lắp đặt và sử dụng hiệu quả.

Yêu cầu về độ bền: Tiêu chuẩn này quy định các tiêu chí về độ bền của khung xương trần thạch cao, bao gồm khả năng chịu tải và khả năng chống biến dạng. Các yêu cầu này nhằm đảm bảo rằng khung xương có độ bền đủ để chịu được các tải trọng và áp lực trong quá trình sử dụng.

Yêu cầu về tính chống cháy: TCVN 8256:2022 đặt yêu cầu về tính chống cháy của khung xương trần thạch cao để đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Các vật liệu và cấu trúc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chống cháy để giảm thiểu nguy cơ lan truyền lửa và bảo vệ người sử dụng.

Yêu cầu về tính cách âm và cách nhiệt: Yêu cầu về tính cách âm và cách nhiệt của khung xương trần thạch cao. Khung xương khả năng hấp thụ và cách âm tiếng ồn để tạo một môi trường yên tĩnh và thoải mái. Đồng thời, khung xương cũng cần có tính cách nhiệt tốt để giữ cho không gian ổn định.

Yêu cầu về tính an toàn: Yêu cầu về tính an toàn của khung xương trần thạch cao. Khả năng chịu lực, tính ổn định và khả năng chống rung động. Khung xương trần thạch cao cần đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tránh các sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng.

Hệ thống khung xương kim loại của trần thạch cao. Ảnh minh họa

Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Tiêu chuẩn TCVN 8256:2022 bảo vệ môi trường trong việc sử dụng khung xương trần thạch cao. Các vật liệu và quy trình sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường và không gây hại đến sức khỏe con người và môi trường sống.

Yêu cầu về kiểm tra và xác nhận chất lượng: Tiêu chuẩn này cũng quy định các quy trình kiểm tra và xác nhận chất lượng để đảm bảo rằng khung xương trần thạch cao đáp ứng các tiêu chuẩn quy định. Nó bao gồm các phương pháp kiểm tra vật liệu, kiểm tra kỹ thuật và kiểm tra an toàn.

Mỗi công trình xây dựng sau khi thi công hoàn tất phải cần được nghiệm thu để xem xét đánh giá độ chính xác và tiêu chuẩn đặt ra liệu rằng chất lượng công trình có đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế hay không.

Đối với công trình có đầy đủ bản vẽ kỹ thuật và độ phức tạp thì cần phải được nghiệm thu trước khi bàn giao, đây là yêu cầu bắt buộc mà khi làm trần thạch cao biết được để thi công đúng theo hồ sơ thiết kế, các bước nghiệm thu cụ thể như sau:

Bước 1: Kiểm tra qui cách và chủng loại vật tư

Bước 2: Kiểm tra ty trần gồm ty treo + tăng đơ, khoảng cách giữa các dây treo, liên kết của ty treo; Kiểm tra khoảng cách khung xương trần; Kiểm tra độ thẳng, phẳng, sự ổn định của khung trần;

Bước 3: Kiểm tra mối nối giữa các tấm trần; Kiểm tra liên kết giữa các tấm trần và khung trần; Kiểm tra cao độ, độ phẳng, thẳng.

Tiêu chuẩn TCVN 8256:2022 đặt ra các yêu cầu và tiêu chí chặt chẽ để đảm bảo chất lượng và an toàn sử dụng của khung xương trần thạch cao. Giúp đảm bảo rằng công trình được thiết kế và thi công theo chuẩn mực cao, đồng thời bảo vệ người sử dụng và môi trường sống.

Duy Trinh (T/h)

Cùng chuyên mục