Tiêu chuẩn quốc gia
© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
_8*L9G3L4G0G0L0**R1R6R9R3R8R7*
Số hiệu
Standard Number
TCVN 6396-31:2020
Năm ban hành 2020
Publication date
Tình trạng
A - Còn hiệu lực (Active)
Status |
Tên tiếng Việt
Title in Vietnamese Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Thang máy chuyên dùng chở hàng – Phần 31: Thang máy chở hàng có thể tiếp cận
|
Tên tiếng Anh
Title in English Safety rules for the construction and installation of lifts – Lifts for the transport of goods only – Part 31: Accessible goods only lifts
|
Tiêu chuẩn tương đương
Equivalent to EN 81-31:2010
MOD - Tương đương 1 phần hoặc được xây dựng trên cơ sở tham khảo |
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)
By field
91.140.90 - Thang máy. Cầu thang tự động
|
Số trang
Page 168
Giá:
Price
Bản Giấy (Paper): 672,000 VNĐ
Bản File (PDF):2,016,000 VNĐ |
Phạm vi áp dụng
Scope of standard 1.1 Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thang máy điện mới, dẫn động ma sát hoặc dẫn động cưỡng bức, và các thang máy thuỷ lực mới, chuyên dùng để chở hàng mà người có thể tiếp cận, được lắp cố định trong các khu vực dành riêng và/hoặc chỉ được sử dụng bởi những người có trách nhiệm và đã được đào tạo, phục vục các điểm dừng xác định, có duy nhất một phương tiện mang tải, được thiết kế chỉ để vận chuyển hàng hoá, chuyển động dọc theo một tuyến cố định nghiêng không quá 15o so với phương thẳng đứng (ví dụ như sàn nâng dạng cắt kéo, thang máy với ray dẫn hướng) và tốc độ không lớn hơn 1 m/s.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thang máy chuyên dùng chở hàng có thể tiếp cận có tải định mức trên 300 kg và không nhằm mục đích chở người. Tiêu chuẩn này đề cập đến tất cả các mối nguy hiểm đáng kể, tình huống và sự cố nguy hiểm liên quan đến thang máy chuyên dùng chở hàng có thể tiếp cận, ngoại trừ các nội dung được liệt kê tại 1.3 dưới đây, khi chúng được sử dụng đúng mục đích và với các điều kiện đã được nhà sản xuất dự kiến (xem Điều 4). 1.2 Trong tiêu chuẩn này, một thang máy chuyên dùng chở hàng được coi là có thể tiếp cận nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau: a) Diện tích sàn của phương tiện mang tải lớn hơn 1,0 m2; b) Chiều sâu của phương tiện mang tải lớn hơn 1,0 m; c) Chiều cao của phương tiện mang tải lớn hơn 1,20 m. Trong trường hợp sàn nâng, sẽ được coi là có thể tiếp cận nếu chiều cao của cửa tầng lớn hơn 1,20 m. 1.3 Thang máy chuyên dùng chở hàng được phân làm hai nhóm: a) Kiểu A, nếu mục đích sử dụng được giới hạn đồng thời bởi hai điều kiện sau: 1) tốc độ định mức tối đa: 0,30 m/s; 2) chiều cao hành trình tối đa: 12 m; b) Kiểu B, nếu không đáp ứng các điều kiện trên. 1.4 Tiêu chuẩn này không quy định các yêu cầu áp dụng trong các trường hợp đặc biệt (nguy cơ cháy nổ, thời tiết cực đoan, động đất, vận chuyển vật liệu nguy hiểm,…). 1.5 Tiêu chuẩn không áp dụng cho các trường hợp và thiết bị sau: a) Các thang máy chuyên dùng chở hàng có thể tiếp cận: 1) có nhiều hơn một máy dẫn động; 2) khi chất tải và dỡ tải được thực hiện tự động hoặc sàn của phương tiện mang tải được lắp thiết bị di động (ví dụ các con lăn) cho mục đích chất tải và dỡ tải; 3) được dự kiến sử dụng cho vật liệu rời (ví dụ cát, sỏi, …); b) Các thiết bị nâng, chẳng hạn như thiết bị nâng có nhiều hơn một phương tiện mang tải, thùng nâng, thang máy chuyên dùng chở hàng cho công trường, cho các ứng dụng dưới lòng đất, tời cuốn ở mỏ, thang máy trên các phương tiện vận tải thuỷ, trên các công trình di động ngoài khơi, các thiết bị phục vụ sân khấu, các thang máy được thiết kế và chế tạo đặc biệt để sử dụng tạm thời trong các phòng thí nghiệm, hoặc cho các ứng dụng phục vụ quân đội và cảnh sát. c) Các thiết bị di chuyển theo tuyến cố định có góc nghiêng lớn hơn 15o so với phương thẳng đứng; d) An toàn trong quá trình vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa và tháo dỡ thang máy; e) Sử dụng vật liệu trong suốt cho vách giếng thang và không gian chứa máy, cho phương tiện mang tải và các cửa tầng, ngoại trừ các ô cửa quan sát; f) Sử dụng các hệ thống điện tử lập trình được liên quan đến an toàn (PESSRAL) cho thang máy. Tuy nhiên tiêu chuẩn này có thể hữu ích dùng làm cơ sở tham khảo. 1.6Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các thang máy chuyên dùng chở hàng có thể tiếp cận đã được chế tạo trước khi ban hành tiêu chuẩn này. 1.67 Các mối nguy hiểm đáng kể, tình huống và sự cố nguy hiểm được đề cập trong tiêu chuẩn này là những nội dung được liệt kê tại TCVN 7301-1 (ISO 14121-1), Phụ lục A (xem Đđiều 4), ngoại trừ các nội dung sau: – Tiếng ồn; – Rung; – Cháy; – Bất kỳ hình thức bức xạ nào, ngoại trừ tương thích điện từ (EMC). |
Tiêu chuẩn viện dẫn
Nomative references
Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 1806-1 (ISO 1219-1), Hệ thống và bộ phận thủy lực/khí nén – Ký hiệu bằng hình vẽ và sơ đồ mạch – Phần 1:Ký hiệu bằng hình vẽ cho các ứng dụng thông dụng và xử lý dữ liệu. TCVN 6396-20:2017 (EN 81-20:2014), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Thang máy chở người và hàng – Phần 20:Thang máy chở người và thang máy chở người và hàng. TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Kiểm tra và thử nghiệm – Phần 50:Yêu cầu về thiết kế, tính toán, kiểm tra và thử nghiệm các bộ phận thang máy. TCVN 6592-4-1:2009 (IEC 60947-4-1:2007), Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp – Phần 4-1:Công tắc tơ và bộ khởi động động cơ – Công tắc tơ và bộ khởi động động cơ kiểu điện-cơ (EN 60947-4-1:2010). TCVN 6610-3:2000 (IEC 60227-3:1997), Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V – Phần 3:Cáp không có vỏ bọc dùng để lắp đặt cố định (HD 21.3.S3). TCVN 6610-4:2000 (), Amd 1:1997), Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V – Phần 4:Cáp có vỏ bọc dùng để lắp đặt cố định (HD 21.4.S2) TCVN 6610-5:2007 (IEC 60227-5:2003), Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V-Phần 5:Cáp (dây) mềm (HD 21.5.S3). TCVN 7301-1 (ISO 14121-1), An toàn máy – Đánh giá rủi ro – Phần 1:Nguyên tắc TCVN 7387-3 (ISO 14122-3), An toàn máy – Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy – Phần 3:Cầu thang, ghế thang và lan can TCVN 7383-1:2004 (ISO 12100-1:2003), An toàn máy – Khái niệm cơ bản, nguyên tắc chung cho thiết kế – Phần 1:Thuật ngữ cơ bản, phương pháp luận. TCVN 7383-2:2004 (ISO 12100-2:2003), nguyên tắc chung cho thiết kế – Phần 2:Nguyên tắc kỹ thuật. TCVN 7699-2-6:2009 (IEC 60068-2-6:2007), Thử nghiệm môi trường – Phần 2-6:Các thử nghiệm – Thử nghiệm Fc:Rung (Hình Sin) (EN 60068-2-6:2008). TCVN 7699-2-14:2007 (IEC 60068-2-14:2007), Thử nghiệm môi trường – Phần 2-14:Các thử nghiệm – Thử nghiệm N:Thay đổi nhiệt độ (EN 60068-2-14:2009). TCVN 7699-2-27:2007 (IEC 60068-2-27:1987), Thử nghiệm môi trường – Phần 2-27:Các thử nghiệm – Thử nghiệm Ea và hướng dẫn:Xóc (EN 60068-2-27:2009). TCVN 7699-2-29:2007 (IEC 60068-2-29:1987), Thử nghiệm môi trường – Phần 2-29:Các thử nghiệm – Thử nghiệm Eb và hướng dẫn:Va đập (EN 60068-2-29:1993) TCVN 10884-1 (EN 60664-1), Phối hợp cách điện dùng cho thiết bị trong hệ thống điện hạ áp-Phần 1:Nguyên tắc, yêu cầu và thử nghiệm ISO 13857:2008, Safety of machinery – Safety distances to prevent hazard zones being reached by upper and lower limbs (An toàn máy – Khoảng cách an toàn để ngăn ngừa tay chân người không vươn tới vùng nguy hiểm). ISO 6403:1988, Hydraulic fluid power – Valves controlling flow and pressure – Test methods (Năng lượng thủy lực – Van kiểm soát lưu lượng và áp suất – Phương pháp thử). EN 349, Safety of machinery – Minimum gaps to avoid crushing of parts of human body (An toàn máy – Khe hở tối thiểu để tránh chèn cắt bộ phận cơ thể người). EN 1005-3, Safety of machinery – Human physical performance – Part 3:Recommended force limits for machinery operation (An toàn máy – Hoạt động của cơ thể người – Phần 3:Lực giới hạn khuyến nghị cho vận hành máy). EN 12015, Electromagnetic compatibility – Product family standard for lifts, escalators and moving walks – Emission (Tương thích điện từ – Tiêu chuẩn họ sản phẩm cho thang máy, thang cuốn và băng tải chở người – Sự phát thải). EN 12016, Electromagnetic compatibility – Product family standard for lifts, escalators and movingwalks – Immunity (Tương thích điện từ – Tiêu chuẩn họ sản phẩm cho thang máy, thang cuốn và băng tải chở người – Sự miễn nhiễm). EN 12385-4, Steel wire ropes – Safety – Part 4:Stranded ropes for general lifting applications (Cáp thép – An toàn – Phần 4:Cáp bện cho các ứng dụng nâng chung). EN 12385-5, Steel wire ropes – Safety – Part 5:Stranded ropes for lifts (Cáp thép – An toàn – Phần 5:Cáp bện cho thang máy). EN 13015, Maintenance for lifts and escalators – Rules for maintenance instructions (Bảo trì thang máy và thang cuốn – Quy tắc cho các chỉ dẫn bảo trì). EN 50214, Flat polyvinyl chloride sheathed flexible cables (Cáp mềm bọc polyvinyl clorua). EN 60112, Method for the determination of the proof and the comparative tracking indices of solid insulating materials (Phương pháp xác định bằng chứng và chỉ số theo dõi so sánh của vật liệu cách điện rắn) (IEC 60112:2003). EN 60204-1:2006, Safety of machinery – Electrical equipment of machines – Part 1:General requirments (An toàn máy – Thiết bị điện của máy – Phần 1:Yêu cầu chung) (IEC 60204-1:2005, modified). EN 60204-32, Safety of machinery – Electrical equipment of machines – Part 32:Requirements for hoisting machines (An toàn máy – Thiết bị điện của máy – Phần 32:Yêu cầu cho máy nâng) (IEC 60204-32:2008). EN 60747-5-1:1997, Discrete semiconductor devices and integrated circuits – Part 5-1:Optoelectronic devices — General (Thiết bị bán dẫn rời và mạch tích hợp – Phần 5-1:Thiết bị quang điện – Quy định chung) (IEC 60747-5-1:1997). EN 60747-5-2, Discrete semiconductor devices and integrated circuits – Part 5-2:Optoelectronic devices – Essential ratings and characteristics (Thiết bị bán dẫn rời và mạch tích hợp – Phần 5-2:Các thiết bị quang điện – Thông số và đặc tính cần thiết) (IEC 60747-5-2:1997). EN 60947-5-1:2004, Low-voltage switchgear and controlgear – Part 5-1:Control circuit devices and switchingelements – Electromechanical control circuit devices (Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp – Phần 5-1:Thiết bị mạch điều khiển và phần tử đóng cắt – Thiết bị mạch điều khiển loại điện-cơ) (IEC 60947-5-1:2003). EN 60950 (all parts), Information technology equipment – Safety (Thiết bị công nghệ thông tin – An toàn). EN 61249-2 (all sub-parts), Materials for printed boards and other interconnecting structures – Part 2:Reinforcedbase materials, clad and unclad Vật liệu cho bảng mạch in và các kết cấu liên kết khác – Phần 2:Vật liệu nền gia cường, phủ và không phủ] (IEC 61249-2, all parts). EN 61558-1:2005, Safety of power transformers, power supplies, reactors and similar products – Part 1:General requirements and tests (An toàn của máy biến áp nguồn, nguồn cung cấp, cuộn kháng và các sản phẩm tương tự – Phần 1:Yêu cầu chung và các thử nghiệm) (IEC 61558-1:2005). EN 62326-1:2002, Printed boards – Part 1:Generic specification (Bảng mạch in – Các thông số kỹ thuật cơ bản) (IEC 62326-1:2002). HD 22.4 S4, Cables of rated voltages up to and including 450/750 V and having cross-linked insulation – Part 4:Cords and flexible cables (Cáp cách điện bằng polymer liên kết chéo có điện áp danh định đến và bằng 450/750V– Phần 4:Dây và cáp mềm). HD 360 S2, Circular rubber insulated lift cables for normal use (Cáp động thang máy loại tròn có vỏ cách điện cao su cho các ứng dụng thông thường). HD 60364-5-54:2007, Low-voltage electrical installations – Part 5-54:Selection and erection of electrical equipment – Earthing arrangement and protective bonding conductors (Hệ thống lắp đặt điện hạ áp – Phần 5-54:Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ) (IEC 60364-5-54:2002, modified). |
Quyết định công bố
Decision number
3215/QĐ-BKHCN , Ngày 19-11-2020
|
Cơ quan biên soạn
Compilation agency
TCVN/TC 178
|