Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R5R4R8R4R0*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 12450:2018
Năm ban hành 2018

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Hướng dẫn kiểm soát Salmonella spp - không gây bệnh thương hàn trong thịt trâu bò và thịt lợn
Tên tiếng Anh

Title in English

Guidelines for the control of nontyphoidal Salmonella spp - in beef and pork meat
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

67.120.10 - Thịt và sản phẩm thịt
Số trang

Page

55
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 220,000 VNĐ
Bản File (PDF):660,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

1.1 Tiêu chuẩn này cung cấp thông tin để kiểm soát Salmonella không gây bệnh thương hàn có trong thịt trâu bò và thịt lợn nhằm giảm bệnh truyền qua thực phẩm đồng thời đảm bảo thực hành bình đẳng trong thương mại thực phẩm. Tiêu chuẩn này cung cấp một công cụ có tính khoa học, áp dụng triệt để các phương pháp tiếp cận dựa trên GHP và dựa trên mối nguy để kiểm soát Salmonella trong thịt trâu bò và thịt lợn. Các biện pháp kiểm soát được lựa chọn có thể khác nhau giữa các hệ thống sản xuất.
Tiêu chuẩn này không quy định các giới hạn định lượng đối với Salmonella trong thịt trâu bò và thịt lợn. Ngoài ra, tiêu chuẩn này tuân theo TCVN 8209:2009 (CAC/RCP 58-2005) và là cơ sở để thiết lập các biện pháp kiểm soát phù hợp.
1.2 Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả Salmonella không gây bệnh thương hàn có thể gây ô nhiễm thịt trâu bò và thịt lợn và gây bệnh truyền qua thực phẩm. Trọng tâm chính là cung cấp thông tin về các biện pháp thực hành có thể được sử dụng để ngăn ngừa, giảm hoặc loại bỏ Salmonella không gây bệnh thương hàn trong thịt trâu bò tươi và thịt lợn tươi 3). Ngoài các biện pháp nêu trên, có thể cần sử dụng các biện pháp khác để kiểm soát Salmonella trong nội tạng.
Tiêu chuẩn này kết hợp với quy phạm OIE tương ứng, có thể áp dụng từ giai đoạn sản xuất ban đầu đến tiêu thụ thịt trâu bò và thịt lợn trong sản xuất thương mại.
1.3 Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn cụ thể để kiểm soát Salmonella không gây bệnh thương hàn trong thịt trâu bò và thịt lợn theo cách tiếp cận chuỗi thực phẩm từ giai đoạn sản xuất ban đầu đến tiêu thụ, bằng các biện pháp kiểm soát được xem xét ở mỗi bước hoặc một số bước, trong lưu đồ quá trình sản xuất. Tiêu chuẩn này được sử dụng cùng với TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev. 4-2003),
TCVN 8209:2009 (CAC/RCP 58-2005), TCVN 9593:2013 (CAC/RCP 54-2004, Amd. 1-2008) và CAC/GL 69-2008. Những tiêu chuẩn vừa nêu được viện dẫn phù hợp và nội dung của chúng không lặp lại trong tiêu chuẩn này.
Phần sản xuất ban đầu của tiêu chuẩn này là bổ sung và cần được sử dụng kết hợp với các chương liên quan của Quy phạm Sức khoẻ Động vật trên cạn của OIE 4).
Tiêu chuẩn này trình bày có hệ thống các biện pháp kiểm soát dựa trên GHP. GHP là điều kiện tiên quyết để lựa chọn các biện pháp kiểm soát dựa trên mối nguy. Tiêu chuẩn này chỉ cung cấp các ví dụ về kiểm soát dựa trên mối nguy. Các ví dụ về biện pháp kiểm soát dựa trên mối nguy chỉ giới hạn trong phạm vi đã được chứng minh khoa học là có hiệu lực. Cần lưu ý rằng những biện pháp kiểm soát dựa trên mối nguy này chỉ mang tính hướng dẫn. Các kết quả định lượng được báo cáo về các biện pháp kiểm soát tương ứng với điều kiện cụ thể và cần được xác nhận hiệu lực trong điều kiện thương mại cụ thể để ước tính việc giảm mối nguy 5). Có thể chọn các biện pháp kiểm soát dựa trên mối nguy để ra quyết định về các điểm kiểm soát tới hạn (CCP) khi áp dụng các nguyên tắc HACCP cho một quá trình chế biến thực phẩm cụ thể.
Một số biện pháp kiểm soát dựa trên mối nguy nêu trong tiêu chuẩn này dựa trên việc khử nhiễm vật lý, hóa học và sinh học để giảm tỷ lệ nhiễm Salmonella trên thân thịt và/hoặc nồng độ Salmonella trong thân thịt bị nhiễm. Việc sử dụng các biện pháp kiểm soát này phải được phê duyệt. Tiêu chuẩn này cũng không loại trừ việc lựa chọn các biện pháp kiểm soát khác dựa trên mối nguy không nêu trong các ví dụ trong tiêu chuẩn này và các biện pháp đó có thể đã được xác nhận là có hiệu lực.
Việc áp dụng tiêu chuẩn này có tính linh hoạt. Tiêu chuẩn này dùng để quản lý nguy cơ, để xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm. Các biện pháp kiểm soát được nêu cụ thể trong tiêu chuẩn này ở các bước thích hợp, tuy nhiên nếu chúng có thể được thực hiện hợp vệ sinh và có hiệu lực, chúng có thể được áp dụng tại các bước khác trong chuỗi thực phẩm.
Tiêu chuẩn này có thể hữu ích khi so sánh hoặc đánh giá sự tương đương của các biện pháp an toàn thực phẩm khác nhau đối với thịt trâu bò và thịt lợn.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 5603:2008 (), Rev. 4-2003), Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm
TCVN 7247:2008 (COD), Rev. 1-2003), Thực phẩm chiếu xạ – Yêu cầu chung
TCVN 7250:2008 (), Rev. 2-2003), Quy phạm thực hành chiếu xạ xử lý thực phẩm
TCVN 8209:2009 (CAC/RCP 58-2005),, Quy phạm thực hành vệ sinh đối với thịt
TCVN 9593:2013 (), Amd. 1-2008), Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt
TCVN 12376:2018 6), Nguyên tắc và hướng dẫn thực hiện quy trình quản lý nguy cơ vi sinh vật
CAC/GL 69-2008, Guideline for the validation of food safety control measures (Hướng dẫn xác nhận giá
Quyết định công bố

Decision number

4113/QĐ-BKHCN , Ngày 28-12-2018
Ban kỹ thuật

Technical Committee

TCVN/TC/F 8 - Thịt và sản phẩm thịt