TCVN 7206:2025 đối với quần áo và phương tiện bảo vệ chống nhiệt
Đăng ngày: 09:56 24-04-2025
Phương pháp thử trong tiêu chuẩn này cho phép đánh giá khả năng chịu nhiệt của vật liệu, quần áo và phương tiện bảo vệ khi treo trong lò tuần hoàn không khí nóng ở nhiệt độ quy định, thường là 180 °C hoặc 260 °C trong 5 min. Ghi lại các quan sát có thể nhìn thấy trên mẫu thử về sự than hóa, biến dạng, tách lớp, tạo thành vết rỗ, bốc cháy, nóng chảy.
TCVN 7206:2025 do Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Phạm vi áp dụng, tiêu chuẩn này mô tả phương pháp thử để đánh giá khả năng chịu nhiệt của vật liệu làm quần áo bảo vệ hoặc các vật phẩm và phương tiện khi được đặt vào trong lò tuần hoàn không khí nóng. Phương pháp này dùng để đánh giá những thay đổi vật lý trong vật liệu ở nhiệt độ tiếp xúc định trước. Vật liệu được đánh giá theo những thay đổi có thể nhìn thấy bao gồm cả phép đo mức co ngót.
TCVN 7206:2025 có thể thử nguyên chiếc các hạng mục nhỏ của quần áo hoặc phương tiện bảo vệ như găng tay, giầy ủng, mũ hoặc phương tiện bảo vệ mắt, miễn là đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của lò.
Cụ thể, quy trình cho găng tay bảo vệ: Đo chiều dài găng tay bảo vệ từ đầu của ngón giữa đến đầu mút thân găng phía mặt lòng bàn tay. Đo chiều rộng của găng tay trên bề mặt lòng bàn tay, ở bên dưới đường gốc ngón tay 25 mm. Bật lò và gia nhiệt đến nhiệt độ thử. Để lò ổn định ở nhiệt độ quy định trong thời gian tối thiểu là 30 min.
Đổ đầy bi thủy tinh vào thân găng tay, kẹp chặt miệng của găng tay lại và treo mẫu bằng kẹp trong lò sao cho toàn bộ găng tay cách thành lò hoặc mẫu thử khác ít nhất 50 mm, và dòng khí thổi song song với mặt phẳng lòng bàn tay của găng tay.
Tùy chọn, cũng có thể thử găng tay mà không chứa đầy các bi thủy tinh. Bi thủy tinh được sử dụng để mô phỏng sự tản nhiệt được tạo ra bởi bàn tay trong găng tay hoặc bàn chân trong giầy ủng. Tuy nhiên, khi găng tay chứa đầy bi thủy tinh và treo, khối lượng của bi điền đầy có thể ảnh hưởng đến kết quả thử độ co. Trong trường hợp này, việc thử nghiệm tùy chọn bổ sung không có bi điền đầy có thể cho phép thu được thông tin thêm về cách thức độ co của găng tay.
Không mở cửa lò quá 15 s. Tắt dòng khí tuần hoàn khi mở cửa và bật dòng khí tuần hoàn khi đóng cửa. Tổng thời gian đạt nhiệt độ quy định của lò sau khi đóng cửa không được vượt quá 30 s.
Đặt mẫu đã được lắp gá theo quy định vào lò thử trong 5 mm ở nhiệt độ quy định. Thời gian tiếp xúc thử phải bắt đầu khi nhiệt ngẫu thử hồi lại về nhiệt độ thử.
Ngay sau khi tiếp xúc theo quy định, lấy mẫu ra và kiểm tra xem có dấu hiệu than hỏa, biến dạng, tách lớp, tạo thành vết rỗ, bốc cháy, nóng chảy, phân tách hoặc chia tách hay không.
Bàn tay của đối tượng thử có kích thước phù hợp với găng tay được thử, đeo găng tay trước khi tiếp xúc để kiểm tra kích thước. Sau quá trình tiếp xúc nhiệt 15 min, đối tượng thử phải đeo găng tay và gập găng tay tổng cộng 25 lần bằng cách nắm chặt tay lại thành hình quả đấm, rồi mở tay ra và lặp lại. Ghi lại mọi thay đổi của găng tay làm kết quả tiếp xúc nhiệt và gập tay.

TCVN 7206:2025 đối với quần áo và phương tiện bảo vệ chống nhiệt.
Quy trình cho giầy ủng bảo vệ: Bật lò và gia nhiệt đến nhiệt độ thử. Để lò ổn định ở nhiệt độ quy định trong thời gian tối thiểu là 30 min.
Đổ đầy bi thủy tinh vào giầy ủng bảo vệ, đóng chặt các chỗ mở, và đặt giầy ủng vào chính giữa lò, sử dụng một khung đỡ không dẫn điện ở chính giữa lò hoặc giá đỡ của lò (phần mũi giầy quay ra phía cửa lò). Đảm bảo các chi tiết của giầy ủng cách thành lò ít nhất 50 mm. Mỗi lần chỉ thử một chiếc giầy ủng.
Tùy chọn, cũng có thể thử giầy ủng mà không chứa đầy các bi thủy tinh hoặc điền đầy bằng vật liệu nhẹ khác có khả năng lưu giữ nhiệt thấp.
Nếu đổ đầy bi thủy tinh vào trong giầy có để mềm, giầy có thể biến dạng theo khối lượng. Trong trường hợp này, việc thử nghiệm tùy chọn bổ sung không có bi điền đầy hoặc có chất điền đầy khác có thể cho phép thu được thông tin thêm về tinh chất của giầy ủng.
Không mở cửa lò quá 15 s. Tắt dòng khí tuần hoàn khi mở cửa và bật dòng khí tuần hoàn khi đóng cửa. Tổng thời gian đạt nhiệt độ quy định của lò sau khi đóng cửa không được vượt quá 30 s.
Đặt mẫu đã được lắp gá theo quy định vào lò thử trong 5 min ở nhiệt độ quy định. Thời gian tiếp xúc thử phải bắt đầu khi nhiệt ngẫu thử hồi lại về nhiệt độ thử.
Ngay sau khi tiếp xúc theo quy định, lấy mẫu ra và kiểm tra xem có dấu hiệu than hóa, biến dạng, tách lớp, tạo thành vết rỗ, bốc cháy, nóng chảy, phân tách hoặc chia tách hay không.
Quy trình cho mũ bảo vệ và phương tiện bảo vệ mắt hoặc mặt: Bật lò và gia nhiệt đến nhiệt độ thử. Để lò ổn định ở nhiệt độ quy định trong thời gian tối thiểu là 30 min.
Đặt mũ bảo vệ hoặc phương tiện bảo vệ mắt/mặt lên đầu giả loại K không dẫn điện như quy định trong TCVN 6407 (ISO 3873), nếu không có quy định khác trong hướng dẫn của nhà sản xuất. Đặt và điều chỉnh phương tiện bảo vệ trên đầu giả theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đặt đầu giả vào chính giữa lò (với mặt của đầu giả quay ra phía cửa lò) trên một giá đỡ không dẫn điện ở chính giữa lò hoặc trên giá của lò. Đảm bảo đầu giả có mũ bảo vệ hoặc phương tiện bảo vệ mắt/mặt cách các thành lò ít nhất 50 mm và dòng khí thổi song song với nửa mặt cắt dọc của đầu giả (từ phía trước ra phía sau). Mỗi lần chỉ thử một mũ bảo vệ hoặc phương tiện bảo vệ mắt/mặt.
Không mở cửa lò quá 15 s. Tắt dòng khí tuần hoàn khi mở cửa và bật dòng khí tuần hoàn khi đóng cửa. Tổng thời gian đạt nhiệt độ quy định của lò sau khi đóng cửa không được vượt quá 30 s.
Đặt mẫu đã được lắp gá theo quy định vào lò thử trong 5min ở nhiệt độ quy định. Thời gian tiếp xúc thử phải bắt đầu khi nhiệt ngẫu thử hồi lại về nhiệt độ thử.
Ngay sau khi tiếp xúc theo quy định, lấy mẫu thử vẫn ở trên đầu giả ra và kiểm tra xem có dấu hiệu than hỏa, biến dạng, tách lớp, tạo thành vết rỗ, bốc cháy, nóng chảy, phân tách hoặc chia tách hay không. Đặc biệt lưu ý đến bất kỳ biến dạng nào của các bộ phận mũ cho thấy có sự thay đổi vị trí quá 40 mm so với vị trí ban đầu trên đầu giả. Cũng như vậy, phải đánh giá chức năng của các phụ kiện cứng hoặc bộ phận, như dây quai cằm, bộ phận sau gáy hoặc dây điều chỉnh.
Quy trình cho các hạng mục nhỏ và phụ kiện trên quần áo: Bật lò và gia nhiệt đến nhiệt độ thử. Để lò ổn định ở nhiệt độ quy định trong thời gian tối thiểu là 30 min.
Đối với mẫu thử có chiều rộng nhỏ hơn 150 mm thì sử dụng các mẫu thử có chiều rộng như vốn có và chiều dài bằng 150 mm. Treo các mẫu này sao cho trục dài của mẫu theo phương thẳng đứng.
Báo cáo thử nghiệm bao gồm: Mọi chi tiết cần thiết để nhận biết mẫu được thử. Kích thước của mẫu vật liệu hoặc loại mẫu thử. Nhiệt độ thử và thời gian tiếp xúc quy định. Quan sát về trạng thái mẫu sau khi để tiếp xúc trong lò. Tỷ lệ phần trăm độ co của mẫu thử nếu có quy định theo chiều dài hoặc chiều rộng so với kích thước mẫu ban đầu. Ảnh hưởng cụ thể của nhiệt đối với bất kỳ bộ phận nào của toàn bộ quần áo hoặc phương tiện bảo vệ nguyên chiếc kể cả chức năng của các bộ phận. Mọi thay đổi trên mẫu sau khi gấp (nếu có) hoặc các phép thử khác. Các quan sát về suy giảm, hóa giòn, chia tách, phân tách hoặc bong tróc có thể coi là chủ quan và không được sử dụng làm tiêu chí đạt/không đạt cho tiêu chuẩn sản phẩm.
An Nguyên (vietq.vn)