Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R7R0R0R4R8*
Số hiệu

Standard Number

TCVN ISO 56002:2020
Năm ban hành 2020

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Quản lý đổi mới – Hệ thống quản lý đổi mới – Hướng dẫn
Tên tiếng Anh

Title in English

Innovation management – Innovation management systems – Guidance
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 56002:2019
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

03.100.01 - Tổ chức và quản lý công ty nói chung
03.100.40 - Nghiên cứu và phát triển
03.100.70 - Hệ thống quản lý
Số trang

Page

63
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 252,000 VNĐ
Bản File (PDF):756,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

1.1 Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn đối với việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý đổi mới để sử dụng trong mọi tổ chức được thành lập. Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng cho:
a) tổ chức mong muốn đạt được thành công bền vững thông qua việc phát triển và chứng tỏ khả năng của mình trong việc quản lý các hoạt động đổi mới một cách hiệu lực để đạt được các kết quả dự kiến;
b) người sử dụng, khách hàng và các bên quan tâm khác mong muốn tin tưởng vào năng lực đổi mới của tổ chức;
c) tổ chức và các bên quan tâm mong muốn thúc đẩy việc trao đổi thông tin thông qua cách hiểu chung về những gì hình thành nên một hệ thống quản lý đổi mới;
d) bên cung cấp đào tạo, đánh giá hoặc tư vấn về quản lý đổi mới và hệ thống quản lý đổi mới;
e) các nhà hoạch định chính sách, hướng tới hiệu lực cao hơn của các chương trình hỗ trợ định hướng vào năng lực đổi mới và năng lực cạnh tranh của tổ chức và sự phát triển của xã hội.
1.2 Toàn bộ các hướng dẫn trong tiêu chuẩn này mang tính khái quát và nhằm áp dụng cho:
a) mọi tổ chức, không phân biệt loại hình, lĩnh vực hoặc quy mô. Tập trung vào các tổ chức đã được thành lập, mặc dù vẫn hiểu rằng các tổ chức tạm thời và khởi nghiệp cũng có thể hưởng lợi từ việc áp dụng toàn bộ hoặc một phần các hướng dẫn trong tiêu chuẩn;
b) mọi loại hình đổi mới, ví dụ sản phẩm, dịch vụ, quá trình, mô hình và phương pháp, từ từng bước đến đột phá;
c) mọi loại hình tiếp cận, ví dụ đổi mới bên trong hoặc đổi mới mở, hoạt động đổi mới định hướng theo người dùng, thị trường, công nghệ và thiết kế.
Tiêu chuẩn này không mô tả các hoạt động chi tiết trong tổ chức, mà đưa ra hướng dẫn ở mức độ chung. Tiêu chuẩn này không quy định bất kỳ yêu cầu hoặc công cụ hay phương pháp cụ thể nào đối với hoạt động đổi mới.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
ISO 56000, Quản lý đổi mới – Cơ sở và từ vựng
Quyết định công bố

Decision number

4004/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2020
Ban kỹ thuật

Technical Committee

TCVN/TC 176 - Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng