Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R7R6R7R0R8*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 7802-2:2007
Năm ban hành 2007

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

 Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Phần 2: Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng
Tên tiếng Anh

Title in English

Personal fall-arrest systems - Part 2: Lanayards and energy absorber
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 10333-2:2000
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

13.340.99 - Các thiết bị bảo vệ khác
Số trang

Page

28
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 150,000 VNĐ
Bản File (PDF):336,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu, phương pháp thử, chỉ dẫn về cách sử dụng và bảo quản, đóng dấu, ghi nhãn và bao gói phù hợp cho dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng.
Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng được sử dụng với nhau như một hệ thống nối phụ trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân (HTCRN) được quy định trong tiêu chuẩn tiếp theo (xem ISO 10333-6 trong phần thư mục tài liệu tham khảo).
Hai loại thiết bị hấp thụ năng lượng được quy định cho mục đích của tiêu chuẩn này:
a) Loại 1: được sử dụng trong HTCRN khi lắp đặt ở khoảng cách rơi tự do được giới hạn tối đa là 1,8 m và nếu xảy ra rơi, xung lực giới hạn tối đa là 4,0 kN;
b) Loại 2: được sử dụng trong HTCRN khi lắp đặt ở khoảng cách rơi tự do được giới hạn tối đa là 4,0 m và nếu xảy ra rơi, xung lực giới hạn tối đa là 6,0 kN;
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng, được giới hạn để sử dụng cho một người có khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
CHÚ THÍCH: Nếu khối lượng tổng của người sử dụng thiết bị bảo vệ rơi ngã (gồm các dụng cụ và thiết bị) vượt quá 100 kg thì nên hỏi ý kiến nhà sản xuất để có được thiết bị phù hợp, khi đó cần phải thử thêm.
Mục đích của tiêu chuẩn này là thiết bị hấp thụ năng lượng có thể được cung cấp cùng với dây treo, dây đỡ cả người (DĐCN) hoặc có thể cung cấp riêng biệt.
Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này không đề cập đến:
a) HTCRN kết hợp với dây treo không có thiết bị hấp thụ năng lượng hoặc không có biện pháp tiêu tán năng lượng;
b) Dây treo đặc biệt và thiết bị hấp thụ năng lượng là một tập hợp không thể thiếu đối với các bộ phận của HTCRN (nghĩa là chỉ có thể tách bằng cách cắt hoặc bằng công cụ đặc biệt) như quy định trong ISO 10333-4.
Tiêu chuẩn này không quy định những yêu cầu bổ sung phải áp dụng khi dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng được sử dụng ở điều kiện làm việc đặc biệt (ví dụ, ở nơi tồn tại những hạn chế khác thường có liên quan đến việc đi vào nơi làm việc và/hoặc những yếu tố môi trường đặc biệt). Bởi vậy, việc xử lý để bảo đảm độ bền của cấu trúc vật liệu (như xử lý nhiệt, xử lý chống ăn mòn, bảo vệ chống lại những nguy hiểm về vật lý và hóa học) không được quy định trong tiêu chuẩn này, nhưng vẫn phải tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế, hoặc phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và những quy định kỹ thuật khác có liên quan đến tính chất lý học và/hoặc tính an toàn cho người sử dụng. Trong trường hợp đặc biệt, nếu phải kiểm tra độ bền ăn mòn các chi tiết kim loại của thiết bị thì phải tham khảo ISO 9227.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 7802-1:2007 (ISO 10333-1:2000), Hệ thống chống rơi ngã cá nhân-Phần 1:Dây đỡ cả người.
ISO 1140:1990, Ropes-Polyamide-Specification (Dây cáp-Polyamide-Yêu cầu kỹ thuật)
ISO 1141:1990, Ropes-Polyeste-Specification (Dây cáp-Polyeste-Yêu cầu kỹ thuật)
ISO 1834:1999, Short link chain for lifting purposes-General conditions of acceptance (Chuỗi dây xích ngắn cho mục đích nâng cao-Điều kiện chung để công nhận)
ISO 1835:1980, Shork link chain for lifting purposes-Grade M (4), non-calibrated for chain slings etc. (Chuỗi dây xích ngắn cho mục đích nâng cao-Loại M (4), không định cỡ cho bộ dây treo…)
ISO 2307:1990, Ropes-Determination of certain physical and mechanical properties (Dây cáp-xác định tính chất vật lý và cơ học)
ISO 3108:1974, Steel wire ropes for general purposes-Determination of actual breaking load (Dây cáp bằng thép cho mục đích chung-xác định sức chịu tải đứt thực)
ISO 4878:1981, Textiles-Flat woven webbing slings made of man-made fibre (Vật liệu dệt-Bộ dây đai dệt phẳng làm từ sợi nhân tạo)
ISO 9227:1990, Corrosion tests in artificial atmospheres-Salt spray tests (Thử ăn mòn trong môi trường nhân tạo-Thử bụi nước muối).
ISO 10333-4, Personal fall-arrest systems-Part 4:Vertical rails and vertical lifelines which incorporate a sliding-type fall arrester (Hệ thống chống rơi ngã cá nhân-Phần 4:Đường ray thẳng đứng và lifeline thẳng đứng bao gồm bộ hãm rơi ngã kiểu trượt)
ISO 10333-5, Personal fall-arrest systems-Part 5:Connectors (Hệ thống chống rơi ngã cá nhân-Phần 5:Các bộ phận nối)
ISO 14567, Personal protective equipment for protection against fall from a height-Single-point anchor devices (Phương tiện bảo vệ cá nhân chống rơi ngã từ trên cao-Dụng cụ neo một điểm).
EN 892:1996, Mountaineering equipment-Dynamic mountaineering ropes-Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi-Dây leo núi động lực-Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)
EN 1891:1998, Personal protective equipment for prevention of fall from a height-Low stretch kernmatel ropes (Phương tiện bảo vệ cá nhân chống rơi ngã từ trên cao-Dây kernmantel kéo giãn thấp).
Quyết định công bố

Decision number

3205/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2007