Tiêu chuẩn quốc gia
© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
_8*L9G3L4G0G0L0**R0R7R6R6R9R2*
Số hiệu
Standard Number
TCVN 7802-1:2007
Năm ban hành 2007
Publication date
Tình trạng
A - Còn hiệu lực (Active)
Status |
Tên tiếng Việt
Title in Vietnamese Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Phần 1: Dây đỡ cả người
|
Tên tiếng Anh
Title in English Personal fall-arrest systems - Part 1: Full-body harnesses
|
Tiêu chuẩn tương đương
Equivalent to ISO 10333-1:2000, With Amendment 1:2002
IDT - Tương đương hoàn toàn |
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)
By field
13.340.99 - Các thiết bị bảo vệ khác
|
Số trang
Page 29
Giá:
Price
Bản Giấy (Paper): 150,000 VNĐ
Bản File (PDF):348,000 VNĐ |
Phạm vi áp dụng
Scope of standard Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu, phương pháp thử, chỉ dẫn về cách sử dụng, ghi nhãn, đóng gói, và bảo quản dây đỡ cả người (DĐCN).
Mục đích chính của DĐCN là cho phép người sử dụng kết nối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân (HTCRN), được quy định trong tiêu chuẩn tiếp theo (xem ISO 10333-6 trong phần thư mục tài liệu tham khảo) sao cho nếu xảy ra rơi ngã, xung lực không vượt quá 6 kN. Với mục đích của tiêu chuẩn này, DĐCN có thể có những chi tiết liên kết cho phép người sử dụng kết nối với các loại hệ thống an toàn hoặc hệ thống dẫn khác, ví dụ như hệ thống tại vị trí làm việc, hệ thống điều khiển lên/xuống, hệ thống dẫn trong không gian hạn chế. Tiêu chuẩn này quy định cho những chi tiết liên kết đó. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho DĐCN được giới hạn sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg. CHÚ THÍCH: Nếu khối lượng tổng của người sử dụng thiết bị bảo vệ rơi ngã (gồm các dụng cụ và thiết bị) vượt quá 100 kg thì liên hệ với nhà sản xuất để đề xuất thiết bị phù hợp, khi đó cần phải thử thêm. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này không đề cập đến: a) dây bụng hoặc dây ngực: những thiết bị này không được coi là an toàn để sử dụng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân (HTCRN); b) tất cả những kiểu dây khác không được thiết kế để sử dụng trong HTCRN; c) những quy định đặc biệt khác cho DĐCN, sử dụng riêng trong hệ thống điều khiển lên/xuống hoặc hệ thống dẫn trong không gian hạn chế. d) một số đánh giá tính tương thích hoặc sự phù hợp, ở khía cạnh tính năng sử dụng của DĐCN trong hệ thống điều khiển lên/xuống hoặc hệ thống dẫn trong không gian hạn chế. Tiêu chuẩn này không quy định những yêu cầu bổ sung phải áp dụng khi dây đỡ được sử dụng ở điều kiện làm việc đặc biệt (ví dụ, ở nơi tồn tại những hạn chế khác thường có liên quan đến việc đi vào nơi làm việc và/hoặc những yếu tố môi trường đặc biệt). Bởi vậy, việc xử lý để bảo đảm độ bền của cấu trúc vật liệu (như xử lý nhiệt, xử lý chống ăn mòn, bảo vệ chống lại những nguy hiểm về vật lý và hóa học) không được quy định trong tiêu chuẩn này, nhưng vẫn phải tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế, hoặc phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và những quy định kỹ thuật khác có liên quan đến tính chất lý học và/hoặc tính an toàn cho người sử dụng. Trong trường hợp đặc biệt, nếu phải kiểm tra độ bền chống ăn mòn các chi tiết kim loại của thiết bị, thì phải tham khảo ISO 9227. |
Tiêu chuẩn viện dẫn
Nomative references
Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
ISO 9227:1990, Corrosion tests in artificial atmospheres-Salt spray tests (Thử ăn mòn trong môi trường nhân tạo-Thử bụi nước muối). ISO 10333-5:2001, Personal fall-arrest systems-Part 5:Connectors (Hệ thống chống rơi ngã cá nhân-Phần 5:Các bộ phận nối). |
Quyết định công bố
Decision number
3205/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2007
|