Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R0R0R9R4R6*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 6818-7:2011
Năm ban hành 2011

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Máy nông nghiệp – An toàn – Phần 7: Máy liên hợp thu hoạch, máy thu hoạch cây làm thức ăn cho gia súc và máy thu hoạch bông
Tên tiếng Anh

Title in English

Agricultural machinery – Safety – Part 7: Combine harvesters, forage harvesters and cotton harvesters
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 4254-7:2008
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

65.060.40 - Thiết bị chăm sóc cây
Số trang

Page

58
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 232,000 VNĐ
Bản File (PDF):696,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này được sử dụng cùng với TCVN 6818-1 (ISO 4254-1), quy định yêu cầu an toàn và kiểm tra thiết kế và kết cấu của máy liên hợp thu hoạch, máy thu hoạch cây làm thức ăn cho gia súc và máy thu hoạch bông. Tiêu chuẩn này mô tả các phương pháp để loại bỏ hoặc giảm bớt nguy cơ phát sinh do người điều khiển sử dụng có chủ định các máy nói trên trong khi vận hành và bảo dưỡng bình thường. Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn quy định loại thông tin về thực hành làm việc an toàn do nhà chế
tạo cung cấp.
Khi các điều của tiêu chuẩn này khác với các quy định trong TCVN 6818-1 (ISO 4254-1), thì ưu tiên áp dụng các điều của tiêu chuẩn này cho các máy đã được thiết kế và chế tạo theo tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này, kết hợp với TCVN 6818-1 (ISO 4254-1), đề cập đến tất cả các nguy hiểm đáng kể như danh mục trong Bảng 1, những tình huống và sự kiện nguy hiểm có liên quan đến máy liên hợp thu hoạch, máy thu hoạch cây làm thức ăn cho gia súc và máy thu hoạch bông khi chúng được sử dụng theo như dự định và với các điều kiện đã được nhà chế tạo dự kiến trước (xem Điều 4). Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các nguy hiểm xảy ra do sự xuất hiện của những người khác không phải là người lái, người làm sạch thùng chứa hạt, và các nguy hiểm liên quan tới rung động và các bộ phận chuyển động để truyền công suất, trừ các quy định về độ bền cho tấm chắn và thanh chắn. Đối với phanh và tay lái, tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho khía cạnh thiết kế tạo ra sự làm việc an toàn, thoải mái (ví dụ như vị trí của bàn đạp phanh và tay lái); không áp dụng cho các khía cạnh khác có liên quan đến bao bọc phanh và tay lái. Đối với các máy thu hoạch kiểu móc kéo, tiêu chuẩn này chỉ áp dụng với các nguy hiểm liên quan đến quá trình làm việc.
CHÚ THÍCH: Những yêu cầu cụ thể liên quan đến các quy định giao thông đường bộ không đưa vào trong tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các máy được sản xuất trước thời điểm ban hành tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 8411-1 (ISO 3767-1), Máy kéo, máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ – Ký hiệu cho các cơ cấu điều khiển và các bộ phận chỉ báo khác – Phần 1:Ký hiệu chung
TCVN 8411-2 (ISO 3767-2), Máy kéo, máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ – Ký hiệu cho các cơ cấu điều khiển và các bộ phận chỉ báo khác – Phần 2:Ký hiệu cho máy kéo và máy nông nghiệp
TCVN 6818-1:2010 (ISO 4254-1:2008), Máy nông nghiệp – An toàn – Phần 1:Yêu cầu chung
TCVN 7020:2002 (ISO 11684:1995), thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ – Ký hiệu và hình vẽ mô tả nguy hiểm – Nguyên tắc chung
ISO 12100:2010, Safety of machinery – General principles for design – Risk assessment and risk reduction (An toàn máy – Nguyên tắc chung cho thiết kế – Đánh giá rủi ro và giảm bớt rủi ro)
ISO 15077:2008, Máy kéo và máy tự hành trong nông nghiệp – Điều khiển vận hành – Lực tác động, độ dịch chuyển, vị trí và phương pháp vận hành
ISO 3600, Tractors, machinery for agriculture and forestry, powered lawn and garden equipment – Operator’s manuals – Content and presentation (Máy kéo, máy dùng trong nông lâm nghiệp – Thiết bị
ISO 3776-1:2006, Tractors and machinery for agriculture – Seat belts – Part 1:Anchorage location requirements (Máy kéo và máy dùng trong nông nghiệp-Đai an toàn-Phần 1:Yêu cầu định vị móc)
ISO 3776-2:2007, Tractors and machinery for agriculture – Seat belts – Part 2:Anchorage strength requirements (Máy kéo và máy dùng trong nông nghiệp – Đai an toàn – Phần 2:Yêu cầu độ bền móc)
ISO 4253:1993, Agricultural tractors – Operator’s seating accommodation – Dimensions (Máy kéo nông nghiệp – Sự phù hợp chỗ ngồi của người vận hành – Kích thước)
ISO 5131:1996, Acoustics – Tractors and machinery for agriculture and forestry – Measurement of noise at the operator’s position – Survey method (Âm học – Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp – Đo tiếng ồn tại vị trí của người lái máy – Phương pháp khảo sát)
ISO 5353:1995, Earth-moving machinery, and tractors and machinery for agriculture and forestry – Seat index point (Máy san ủi đất, máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp – Điểm chỉ báo chỗ ngồi)
ISO 5687:1999, Equipment for harvesting – Combine harvesters – Determination and designation of grain tank capacity and unloading device performance (Thiết bị thu hoạch – Máy liên hợp thu hoạch – Xác định và lựa chọn dung tích thùng chứa hạt và hiệu suất thiết bị xả liệu)
ISO 9533:2010, Earth-moving machinery – Machine-mounted audible travel alarms and forward horns
Cơ quan biên soạn

Compilation agency

Trung tâm Giám định Máy và Thiết bị - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn