Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R8R8R5R6R2*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 13660:2023
Năm ban hành 2023

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Sàn nâng di động – Thiết kế, tính toán, yêu cầu an toàn và phương pháp thử
Tên tiếng Anh

Title in English

Mobile elevating work platforms – Design, calculations, safety requirements and test methods
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 16368:2010
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

53.020.99 - Thiết bị nâng khác
Số trang

Page

93
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 372,000 VNĐ
Bản File (PDF):1,116,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn và các biện pháp phòng ngừa, và các phương pháp kiểm tra đối với tất cả các loại sàn nâng di động (SNDĐ) có chức năng nâng người tới các vị trí làm việc.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn khi tính toán các kết cấu, độ ổn định, thử nghiệm và kiểm tra SNDĐ trước khi đưa vào sử dụng lần đầu. Tiêu chuẩn xác định các mối nguy hiểm đáng kể xuất hiện khi sử dụng SNDĐ và mô tả các giải pháp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu các mối nguy hiểm đó.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại máy sau:
a) Các thiết bị nâng người lên các tầng nhà và được lặp đặt cố định (ví dụ như vận thăng xây dựng);
b) Các thiết bị chữa cháy và cứu hộ;
c) Các thiết bị nâng kiểu lồng treo không có dẫn hướng;
d) Các thiết bị nâng người theo ray dẫn hướng trong các kho hàng.
e) Bộ đồ gá nâng hàng lắp sau ô tô tải;
f) Sàn công tác leo cột (xem ISO 16369);
g) Các thiết bị nâng sàn biểu diễn
h) Bàn nâng với chiều cao nâng nhỏ hơn 2 m;
i) Vận thăng xây dựng chở người và chở hàng;
j) Thiết bị phục vụ mặt đất của ngành hàng không;
k) Các loại tháp dùng trong máy khoan;
l) Sàn nâng thợ vận hành máy trên các phương tiện xe tải;
m) Các thiết bị phục vụ công tác kiểm định và bảo dưỡng mặt dưới cầu;
n) Các yêu cầu đặc biệt bổ sung dành cho các SNDĐ khi lắp đặt các thiết bị điện;
Tiêu chuẩn này không đề cập đến những mối nguy hiểm xuất hiện trong các trường hợp sau:
- Sử dụng SNDĐ trong những môi trường có nguy cơ cháy nổ;
- Sử dụng khí nén để đỡ tải cho các kết cấu;
- Sử dụng SNDĐ làm việc với hệ thống mạng điện.
CHÚ THÍCH 1: Các mối nguy hiểm xuất hiện tai nạn điện giật khi sử dụng SNDĐ làm việc với mạng điện được nêu trong IEC 61057. SNDĐ làm việc với mạng điện áp phải được trang bị các kết cấu cách điện bảo vệ các nguy cơ do tiếp xúc vào lưới điện bất ngờ (xem ISO 16653-2).
CHÚ THÍCH 2: Đối với các SNDĐ dùng để làm việc với mạng điện có áp, cho phép áp dụng tiêu chuẩn này kết hợp với áp dụng các điều khoản đặc biệt trong tiêu chuẩn IEC 61057.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 672:2000 (ISO 13854:1996), An toàn máy – Khe hở nhỏ nhất để tránh kẹp dập các bộ phận cơ thể người
TCVN 4255:2008 (IEC 60529), Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã ip)
TCVN 6592-5-1:2009 (IEC 60947-5-1:2007), Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp – Phần 5-1:Quy tắc chung
TCVN 6719:2008 (ISO 13850:2006), An toàn máy – Dừng khẩn cấp – Nguyên tắc thiết kế
TCVN 7699-2-64:2013 (IEC 60068-2-64:2008), Thử nghiệm môi trường – Phần 2-64:các thử nghiệm – thử nghiệm Fh:rung, ngẫu nhiên băng tần rộng và hướng dẫn
TCVN 10428:2014 (ISO/IEC GUIDE 74:2004), Ký hiệu bằng hình vẽ – Hướng dẫn kỹ thuật cho việc xem xét nhu cầu của người tiêu dùng
TCVN 10836:2016 (ISO 4305:2014), Cần trục tự hành – Xác định độ ổn định
TCVN 12669-1:2020 (IEC 60204-1:2016), An toàn máy – Thiết bị điện của máy – Phần 1:Yêu cầu chung
ISO 3864 (all parts), Graphical symbols – Safety colours and safety signs ((tất cả các phần) Ký hiệu đồ hoạ. Màu sắc và ký hiệu an toàn)
ISO/TR 11688-1:1995, Acoustics – Recommended practice for the design of low–noise machinery and equipment – Part 1:Planning (Âm học – Khuyến cáo thực hành thiết kế máy và thiết bị tiếng ồn thấp – Phần 1:Lên kế hoạch)
ISO 18893, Mobile elevating work platforms – Safety principles, inspection, maintenance and operation (Sàn nâng di động – Nguyên tắc an toàn, kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành)
ISO 20381, Mobile elevating work platforms – Symbols for operator controls and other displays (Sàn nâng di động – Biểu tượng điều khiển vận hành và các hiển thị khác)
IEC 60204-32:2008, Safety of machinery – Electrical equipment of machines – Part 32:Requirements for hoisting machines (An toàn máy – Thiết bị điện của máy – Phần 32:Yêu cầu đối với máy nâng)
Quyết định công bố

Decision number

817/QĐ-BKHCN , Ngày 08-05-2023
Cơ quan biên soạn

Compilation agency

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội - Bộ Xây dựng