Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R7R5R7R0R8*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 13422:2021
Năm ban hành 2021

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Ứng dụng đường sắt – Hệ thống đường sắt đô thị tự động (AUGT) – Các yêu cầu an toàn
Tên tiếng Anh

Title in English

Railway applications – Automated urban guided transport (AUGT) – Safety requirements
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

IEC 62267:2009
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

45.060.01 - Giàn tàu đường sắt nói chung
Giá:

Price

Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn cơ bản có thể áp dụng cho các hệ thống đường sắt đô thị tự động vận hành trên tuyến đường sắt riêng biệt, các đoàn tàu không có người lái hoặc tự chạy không có nhân viên vận hành trên tàu.
Tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến các yêu cầu an toàn cần thiết để thay thế cho sự vắng mặt của lái tàu hoặc nhân viên trên tàu (khi đó sẽ chịu trách nhiệm cho một số hoặc tất cả các chức năng vận hành đoàn tàu (xem Bảng 1)), phụ thuộc vào mức độ tự động hóa của hệ thống (xem các vùng màu xám trong Bảng 1 và xem 3.1 về khái niệm các mức độ tự động hóa khác nhau).
Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này được giới hạn ở các hệ thống giao thông theo khái niệm ở Điều 5 và ở các hệ thống DTO và UTO như khái niệm trong 3.1.4 và 3.1.20 tương ứng (xem các mục màu xám trong Bảng 1).
Tiêu chuẩn này không đề cập đến các vấn đề an ninh cụ thể. Tuy nhiên, có thể áp dụng các vấn đề trong các yêu cầu về an toàn để đảm bảo an ninh trong hệ thống giao thông.
Chú ý: IEC 62278 đưa ra khái niệm về “an ninh” và “an toàn”
Việc áp dụng tiêu chuẩn này sẽ phụ thuộc vào trách nhiệm của cơ quan quản lý giao thông và cơ quan quản lý về an toàn (xem IEC 62278) và cho các luật và Nghị định cụ thể áp dụng trong môi trường hiện tại có hệ thống giao thông, có tính tới:
• Việc chấp nhận rủi ro xã hội ở các nền văn hóa khác nhau hoặc các quy định pháp lý (ví dụ: SHOREI, BOStrab) hoặc các nguyên tắc (ví dụ: GAME, ALARP);
• Luật và các Nghị định ở các vùng khác nhau;
• Các yêu cầu đặc biệt hoặc khác nhau được cơ quan quản lý về an toàn hoặc đánh gía viên độc lập chịu trách nhiệm cho ứng dụng cụ thể quy định;
• Trách nhiệm của cơ quan quản lý giao thông về “vận hành an toàn”
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại hệ thống giao thông sau, trừ khi được Cơ quan quản lý giao thông yêu cầu cụ thể:
• APMs (Phương tiện di chuyển người tự động) vận hành hoàn toàn trong môi trường đặc quyền như sân bay, trung tâm thương mại hoặc resort nghỉ dưỡng;
• Các phương tiện vui chơi giải trí và xe trượt bánh sắt trong khu vui chơi (roller-coaster), thường có duy nhất 1 ga để hành khách lên và xuống hệ thống ở cùng địa điểm;
• Các dịch vụ đoàn tàu nội đô và chính tuyến, thường vận hành ở môi trường nông thôn thuộc một phần của tuyến;
• Các hệ thống cab treo;
• Các hệ thống có các phương tiện dẫn hướng điện tử bằng cảm biến quang, cảm biến từ, hoặc các thiết bị/hệ thống tương đương.
Tiêu chuẩn này không liên quan đến các rủi ro phát sinh trong quá trình thi công xây dựng, lắp đặt, hoán cải và tháo dỡ hệ thống.
Tiêu chuẩn này không liên quan đến các hệ thống DTO hoặc UTO đã có trước đây được thiết kế trước khi tiêu chuẩn này có hiệu lực (xem khái niệm trong 3.1)
Trong trường hợp nâng cấp hệ thống giao thông hiện có lên hệ thống DTO hoặc UTO, các rủi ro liên quan đến hệ thống hiện có nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này và quá trình phân tích rủi ro được mô tả sẽ liên quan đến các hệ thống con bổ sung và có thể liên quan đến chính quá trình chuyển tiếp. Do đó, việc áp dụng tiêu chuẩn này phải có hướng dẫn của cơ quan quản lý về an toàn.
Trong trường hợp mở rộng hoặc hoán cải hệ thống DTO hoặc UTO hiện có đang khai thác, tiêu chuẩn này chỉ áp dụng khi thay đổi là đáng kể theo cơ quan quản lý về an toàn. Tuy nhiên, nên tính tới các rủi ro phát sinh từ mối liên quan với các bộ phận chưa được thay đổi của các hệ thống hiện có (ví dụ: phương tiện, nguồn cấp động lực kéo, tín hiệu và sân ga).
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
IEC 62278, Railway applications-Specification and demonstration of reliability, availability, maintainability and safety (RAMS) (Ứng dụng đường sắt – Quy định và chứng minh độ tin cậy, tính khả dụng, khả năng bảo dưỡng và an toàn (RAMS))
IEC 62290-1, Railway applications – Urban guided transport management and commnad/control systems – Part 1:System principles and fundamental concepts (Ứng dụng đường sắt – Hệ thống quản lý và điều khiển giao thông đường sắt đô thị)
IEC 62425, Railway applications-Communication, signalling and processing systems-Safety related electronic systems for signalling (Ứng dụng đường sắt – Hệ thống thông tin, tín hiệu và xử lý – Hệ thống điện tử dùng để phát tín hiệu liên quan đến an toàn)
Quyết định công bố

Decision number

3452/QĐ-BKHCN , Ngày 29-12-2021
Cơ quan biên soạn

Compilation agency

Cục Đăng kiểm Việt Nam