Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R4R7R3R5R4*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 12160:2017
Năm ban hành 2017

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Cần trục – Kiểm nghiệm khả năng chịu tải của kết cấu thép
Tên tiếng Anh

Title in English

Cranes - Proof of competence of steel structures
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 20332:2016
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

53.020.20 - Cần trục
Số trang

Page

102
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 408,000 VNĐ
Bản File (PDF):1,224,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện, yêu cầu, phương pháp và giá trị các thông số chung để thực hiện kiểm nghiệm khả năng chịu tải của các kết cấu thép cần trục dựa trên phương pháp trạng thái giới hạn. Tiêu chuẩn này được sử dụng với các tải trọng và tổ hợp tải trọng quy định trong các phần của TCVN 11417 (ISO 8686).
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu chung cho tất cả các loại cần trục. Các tiêu chuẩn khác có thể cung cấp các yêu cầu riêng đối với việc kiểm nghiệm các loại cần trục cụ thể.
Việc kiểm nghiệm bằng tính toán lý thuyết và/hoặc thử nghiệm có mục đích ngăn chặn các mối nguy hiểm liên quan đến hoạt động của kết cấu thông qua việc thiết lập các giới hạn về độ bền, ví dụ như giới hạn chảy, độ bền tĩnh, độ bền mỏi hoặc gãy giòn.
Theo TCVN 11417 (ISO 8686), có hai phương pháp tính toán kiểm nghiệm khả năng chịu tải của kết cấu: phương pháp trạng thái giới hạn – áp dụng các hệ số an toàn thành phần và phương pháp ứng suất cho phép – áp dụng hệ số an toàn chung. Phương pháp ứng suất được cho phép như một lựa chọn thay thế cho phương pháp trạng thái giới hạn quy định trong tiêu chuẩn này.
Các tính toán kiểm nghiệm khả năng chịu tải của các phụ trợ (ví dụ như tay vịn, bậc thang, lối đi, cabin) không thuộc phạm vi tiêu chuẩn này. Tuy nhiên phải tính đến ảnh hưởng của các phụ trợ này lên kết cấu chính.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 312-1:2007 (ISO 148-1:2006), Vật liệu kim loại – Thử va đập con lắc Charpy – Phần 1:Phương pháp thử.
TCVN 2245-2:1999 (ISO 286-2:1988), Hệ thống ISO về dung sai và lắp ghép – Phần 2:Bảng cấp dung sai tiêu chuẩn và sai lệch giới hạn của lỗ và trục.
TCVN 4399:2008 (ISO 404:1992), Thép và sản phẩm thép – Yêu cầu kỹ thuật chung khi cung cấp.
TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), Cần trục – Từ vựng – Phần 1:Quy định chung.
TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1:1986), Cần trục-Phân loại theo chế độ làm việc-Phần 1:Yêu cầu chung.
TCVN 11417-1 (ISO 8686-1), Cần trục – Nguyên tắc tính toán tải trọng và tổ hợp tải trọng – Phần 1:Quy định chung.
TCVN 11417-2 (ISO 8686-2), Cần trục – Nguyên tắc tính toán tải trọng và tổ hợp tải trọng – Phần 2:Cần trục tự hành.
TCVN 11417-3 (ISO 8686-3), Cần trục – Nguyên tắc tính toán tải trọng và tổ hợp tải trọng – Phần 3:Cần trục tháp.
TCVN 11417-4 (ISO 8686-4), Cần trục – Nguyên tắc tính toán tải trọng và tổ hợp tải trọng – Phần 4:Cần trục tay cần.
TCVN 11417-5 (ISO 8686-5), Cần trục – Nguyên tắc tính toán tải trọng và tổ hợp tải trọng – Phần 5:Cầu trục và cổng trục.
ISO 273:1979, Fastener – Clearance holes for bolts and screws (Chi tiết ghép – Lỗ thông cho bu lông và vít).
ISO 898-1:2013, Mechanical properties of fastner made of carbon steel and alloy steel – Part 1:Bolts, screws and studs with specified property classes – Coarse thread and fine pitch thread (Cơ tính của chi tiết ghép bằng thép cacbon và thép hợp kim – Phần 1:Bu lông, vít và vít cấy với các nhóm đặc tính cho trước – Ren bước lớn và ren bước nhỏ).
ISO 4042:1999, Fastener – Electroplated coatings (Bu lông – Mạ điện).
ISO 5817:2014, Welding – Fusion-welded joints in steel, nikel, titanium and their alloys (beam welding excluded) – Quality levels for imperfections (Hàn – Các liên kết hàn nóng chảy ở thép, niken, titan và các hợp kim của chúng (trừ hàn chùm tia) – Mức chất lượng đối với khuyết tật).
ISO 7752:2013, Hot-rolled steel plates – Tollerance on dimensions and shape (Thép tấm cán nóng – Dung sai kích thước và hình dáng).
ISO 7788:1985, Steel-Surface finish of hot-rolled plates and wide flats – Delivery requirements (Thép – Hoàn thiện bề mặt của thép tấm và thép lá cán nóng – Yêu cầu khi cung cấp).
ISO 9013:2002, Thermal cutting – Classification of cuts – Geometrical product specification and quality tolerances (Cắt bằng nhiệt – Phân loại vết cắt – Đặc điểm hình học của sản phẩm và dung sai chất lượng).
ISO 9587:2007, Metallic and other inorganic coatings – Pretratments of iron or steel to reduce the risk of hydrogen ambrittlement (Mạ kim loại hoặc phủ vô cơ khác – Tiền xử lý gang hoặc thép giảm nguy cơ giòn hóa hydro).
ISO 121001), Safety of machinery – Basic concepts, general principles for design – Risk assessment and risk reduction (An toàn máy – Khái niệm cơ bản, nguyên tắc chung cho thiết kế-Đánh giá rủi ro và giảm thiểu rủi ro).
ISO 15330:1999, Festeners – Preloading test for the detection of hydrogen ambrittlement – Parallel bearing surface method (Mối ghép ren – Thử lực xiết để phát hiện giòn hóa hidro – Phương pháp bề mặt tựa song song).
ISO 17659:2002, Welding-Multilingualterms for weldedjoints with illustrations (Hàn-Thuật ngữ bằng nhiều ngôn ngữ cho các mối hàn với hình minh họa).
Quyết định công bố

Decision number

3593/QĐ-BKHCN , Ngày 18-12-2017
Ban kỹ thuật

Technical Committee

TCVN/TC 96 - Cần Cẩu