Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R4R2R9R6R0*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 11698-2:2016
Năm ban hành 2016

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Tính dễ vận hành của các sản phẩm hàng ngày – Phần 2: Phương pháp thử nghiệm tổng thể
Tên tiếng Anh

Title in English

Usability of consumer products and products for public use – Part 2: Summative test method
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 20282-2:2013
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

13.180 - Công thái học (ergonomics)
Số trang

Page

70
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 280,000 VNĐ
Bản File (PDF):840,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này chỉ rõ phương pháp thử nghiệm tổng thể dựa trên người sử dụng để đo đạc tính khả dụng và/hoặc khả năng tiếp cận các sản phẩm tiêu dùng sử dụng công cộng (bao gồm cả những sản phẩm có thể sử dụng được ngay) dành cho một hoặc nhiều nhóm người sử dụng đặc thù. Phương pháp thử nghiệm này coi khả năng tiếp cận như một trường hợp đặc biệt về tính khả dụng, nơi người sử dụng tham gia vào việc thử nghiệm đại diện cho các cực trị của phạm vi về đặc điểm và khả năng của tập hợp người sử dụng thông thường. Khi phương pháp thử nghiệm liên quan đến tính khả dụng, thì phương pháp này cũng có thể được sử dụng để thử nghiệm khả năng tiếp cận (trừ khi phương pháp khác được chỉ rõ).
Phương pháp thử nghiệm này sử dụng khi cần những phương pháp có cơ sở và đáng tin cậy để xác định hiệu quả, hiệu suất và sự thỏa mãn.
CHÚ THÍCH 1: Các sản phẩm sử dụng công cộng bao gồm các sản phẩm có thể sử dụng được ngay, cung cấp dịch vụ cho công chúng.
Phương pháp thử nghiệm cũng có thể được sử dụng để đánh giá tính khả dụng và/hoặc khả năng tiếp cận để đạt được các mục tiêu mở đóng gói, cài đặt và thiết lập một sản phẩm tiêu dùng.
Tiêu chuẩn này được sử dụng cho việc thử nghiệm tính khả dụng và/hoặc khả năng tiếp cận các sản phẩm khi:
– Có thể nhận diện các tình huống sử dụng điển hình, đại diện cho hoạt động sử dụng của (các) sản phẩm.
– Có thể nhận diện các tiêu chí nhằm đạt được mục tiêu của người sử dụng một cách thành công, và
– Có một số hữu hạn các mục tiêu được thử nghiệm đồng thời.
Trong khi phương pháp thử nghiệm nhằm mục đích kiểm tra các sản phẩm tiêu dùng và các sản phẩm sử dụng công cộng, thì nó cũng có thể được sử dụng để kiểm tra các sản phẩm, hệ thống và dịch vụ khác với những đặc điểm được mô tả như trên.
Nếu việc sử dụng một sản phẩm bao gồm sự tương tác với các đầu vào, đầu ra hoặc môi trường, hoàn toàn khác biệt và/hoặc phức tạp với sự khác biệt hoặc phức tạp không thể phân loại được trong các tập con rõ ràng, thì sản phẩm sẽ nằm ngoài phạm vi vì không thể đạt được những mục tiêu đáng tin cậy. Xem Phụ lục A đề cập đến những ví dụ về các sản phẩm và mục tiêu nằm trong phạm vi tại tiêu chuẩn này.
VÍ DỤ: Phương pháp có thể được áp dụng đối với một máy phô tô tài liệu tại văn phòng, một trang mạng chuyên bán sách hoặc vé tàu hỏa, hoặc một dịch vụ tư vấn luật. Phương pháp sẽ không phù hợp đối với một trang mạng thương mại điện tử phức tạp, một bộ xử lý từ ngữ hoặc một chiếc xe đạp.
Phương pháp nhằm mục đích chủ yếu là sử dụng để đánh giá các phiên bản đã hoàn thiện của sản phẩm, nhưng cũng có thể được sử dụng cho các mục đích nội bộ trong suốt quá trình phát triển để phán đoán, đánh giá và thông tin về tính khả dụng và/hoặc khả năng đánh giá về các phiên bản chức năng nguyên mẫu.
Kết quả của phương pháp thử nghiệm tổng thể có thể được sử dụng cho những mục đích sau:
– Đánh giá khả năng đạt được các giá trị mục tiêu của hiệu quả, hiệu suất và sự thỏa mãn trong việc sử dụng thực tế;
– Công bố thông tin về tính khả dụng và/hoặc khả năng tiếp cận của một sản phẩm;
– So sánh tính khả dụng và/hoặc khả năng tiếp cận của một vài sản phẩm;
– So sánh kết quả với một tính khả dụng và/hoặc đặc điểm các yêu cầu khả năng tiếp cận;
– Hỗ trợ hoạt động mua bán.
CHÚ THÍCH 2: Phụ lục H lập danh sách thông tin liên quan khi xác định quy trình được sử dụng để thử nghiệm tính khả dụng và/ hoặc khả năng tiếp cận [Phụ lục G] có đáp ứng yêu cầu không.
Người sử dụng dự kiến tại tiêu chuẩn này là những người có chuyên môn trong thiết kế và quản lý hoạt động thử nghiệm tính khả dụng và/hoặc khả năng tiếp cận, làm việc trong phạm vi hoặc thay mặt các nhà sản xuất, nhà cung cấp, các tổ chức thu mua hoặc các bên thứ ba (ví dụ: các tổ chức thử nghiệm hoặc các tổ chức của người tiêu dùng).
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 11698-1:2016 (ISO 20282-1:2006), Tính dễ vận hành của các sản phẩm hằng ngày-Phần 1:Yêu cầu thiết kế đối với tình huống sử dụng và đặc tính người sử dụng.
Quyết định công bố

Decision number

4278/QĐ-BKHCN , Ngày 30-12-2016