Tiêu chuẩn quốc gia
© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
_8*L9G3L4G0G0L0**R1R2R4R3R7R9*
Số hiệu
Standard Number
TCVN 10431-5:2014
Năm ban hành 2014
Publication date
Tình trạng
A - Còn hiệu lực (Active)
Status |
Tên tiếng Việt
Title in Vietnamese Năng lực phát hiện - Phần 5: Phương pháp luận trong trường hợp hiệu chuẩn tuyến tính và phi tuyến
|
Tên tiếng Anh
Title in English Capability of detection - Part 5: Methodology in the linear and non-linear calibration cases
|
Tiêu chuẩn tương đương
Equivalent to ISO 11843-5:2008
IDT - Tương đương hoàn toàn |
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)
By field
17.020 - Ðo lường và phép đo nói chung
|
Số trang
Page 18
Giá:
Price
Bản Giấy (Paper): 100,000 VNĐ
Bản File (PDF):216,000 VNĐ |
Phạm vi áp dụng
Scope of standard Tiêu chuẩn này đề cập đến hàm hiệu chuẩn tuyến tính hoặc phi tuyến.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp cơ bản để - xây dựng một biên dạng độ chụm cho biến đáp ứng, gọi là mô tả độ lệch chuẩn (SD) hoặc hệ số biến động (CV) của biến đáp ứng như hàm số của biến trạng thái tịnh, - chuyển đổi biên dạng độ chụm này thành biên dạng độ chụm cho biến trạng thái tịnh kết hợp với hàm hiệu chuẩn, và - sử dụng biên dạng độ chụm thu được để ước lượng giá trị tới hạn và giá trị tối thiểu phát hiện được của biến trạng thái tịnh. Các phương pháp mô tả trong tiêu chuẩn này rất hữu ích cho việc kiểm tra phát hiện một chất nào đó bằng nhiều loại thiết bị đo khác nhau mà không thể áp dụng TCVN 10431-2 (ISO 11843-2). Trong đó bao gồm cả việc thử nghiệm các chất ô nhiễm hữu cơ bền (POP) trong môi trường, chẳng hạn như dioxin, thuốc trừ sâu và hóa chất giống hormone, bằng phương pháp ELISA cạnh tranh (thử nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzyme), và kiểm tra nội độc tố của vi khuẩn gây tăng thân nhiệt ở người. Việc xác định và khả năng áp dụng của giá trị tới hạn và giá trị tối thiểu phát hiện được của biến trạng thái tịnh được mô tả trong TCVN 10431-1 (ISO 11843-1) và TCVN 10431-2 (ISO 11843-2). Tiêu chuẩn này mở rộng các khái niệm trong TCVN 10431-2 (ISO 11843-2) cho trường hợp hiệu chuẩn phi tuyến. Giá trị tới hạn, xc, và giá trị tối thiểu phát hiện được, xd, đều được cho theo đơn vị của biến trạng thái tịnh. Nếu xc và xd được xác định dựa trên phân bố cho biến đáp ứng thì việc xác định cần bao gồm hàm hiệu chuẩn để chuyển đổi biến đáp ứng sang biến trạng thái tịnh. Tiêu chuẩn này xác định xc và xd dựa trên phân bố cho biến trạng thái tịnh không phụ thuộc vào dạng hàm hiệu chuẩn. Kết quả là có được định nghĩa bất kể dạng của hàm này là tuyến tính hay phi tuyến. Hàm hiệu chuẩn cần liên tục, phân biệt được và đơn điệu tăng hoặc giảm. Một phương pháp nữa được mô tả cho trường hợp trong đó SD hoặc CV chỉ được biết trong vùng lân cận giá trị tối thiểu phát hiện được. Các ví dụ cũng được đưa ra. |
Tiêu chuẩn viện dẫn
Nomative references
Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 8244-1 (ISO 3534-1), Thống kê học-Từ vựng và ký hiệu-Phần 1:Thuật ngữ chung về thống kê và thuật ngữ dùng trong xác suất TCVN 8244-2 (ISO 3534-2), Thống kê học-Từ vựng và ký hiệu-Phần 2:Thống kê ứng dụng ISO 3534-3, Statistics-Vocabulary and symbols-Part 3:Design of experiments (Thống kê học-Từ vựng và ký hiệu-Phần 3:Thiết kế thực nghiệm) TCVN 6910-1 (ISO 5725-1), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo-Phần 1:Nguyên tắc và định nghĩa chung TCVN 10431-1:2014 (ISO 11843-1:1997), Năng lực phát hiện-Phần 1:Thuật ngữ và định nghĩa TCVN 10431-2:2014 (ISO 11843-2:2000), Năng lực phát hiện-Phần 2:Phương pháp luận trong trường hợp hiệu chuẩn tuyến tính |
Quyết định công bố
Decision number
3734/QĐ - BKHCN , Ngày 05-04-2018
|