Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R2R4R3R3R1*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 10431-1:2014
Năm ban hành 2014

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Năng lực phát hiện - Phần 1: Thuật ngữ và định nghĩa
Tên tiếng Anh

Title in English

Capability of detection - Part 1: Terms and definitions
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 11843-1:1997
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

03.120.30 - Áp dụng các phương pháp thống kê
Số trang

Page

12
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 100,000 VNĐ
Bản File (PDF):144,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến sự phát hiện khác biệt giữa trạng thái thực tế của hệ thống và trạng thái cơ sở của nó.
Các khái niệm chung được đưa ra trong tiêu chuẩn này, giá trị tới hạn của biến đáp ứng, giá trị tới hạn của biến trạng thái tịnh và giá trị tối thiểu phát hiện được của biến trạng thái tịnh (xem các định nghĩa từ 2.9 đến 2.11), áp dụng cho nhiều tình huống như kiểm tra sự tồn tại của một chất nào đó trong nguyên liệu, sự phát năng lượng từ mẫu hoặc nhà máy, hoặc sự thay đổi hình học trong hệ thống tĩnh bị biến dạng.
Giá trị tới hạn có thể thu được từ một loạt phép đo thực tế để có thể đánh giá trạng thái chưa biết của hệ thống bao hàm trong loạt đó, còn giá trị tối thiểu phát hiện được của biến trạng thái tịnh là đặc trưng của phương pháp đo dùng cho việc lựa chọn quá trình đo thích hợp. Để đặc trưng cho một quá trình đo, phòng thí nghiệm hoặc phương pháp đo, có thể nêu rõ giá trị tối thiểu phát hiện được nếu có sẵn dữ liệu phù hợp cho mỗi cấp độ liên quan, nghĩa là loạt phép đo, quá trình đo, phòng thí nghiệm hoặc phương pháp đo. Giá trị tối thiểu phát hiện được có thể khác nhau đối với các loạt phép đo, quá trình đo, phòng thí nghiệm hoặc phương pháp đo.
Bộ tiêu chuẩn này áp dụng cho các đại lượng đo được trên thang đo về cơ bản là liên tục. Bộ tiêu chuẩn này áp dụng cho các quá trình đo và các loại thiết bị đo trong đó quan hệ hàm số giữa giá trị kỳ vọng của biến đáp ứng và giá trị của biến trạng thái được mô tả bằng hàm hiệu chuẩn. Nếu biến đáp ứng hoặc biến trạng thái là đại lượng vectơ thì các khái niệm của bộ tiêu chuẩn này áp dụng riêng cho các thành phần vectơ hoặc hàm số của thành phần.
CHÚ THÍCH: Các định nghĩa 2.6 và 2.11 đề cập đến các đại lượng lý thuyết mà trên thực tế còn chưa biết. Các ước lượng của các đại lượng lý thuyết này có thể được xác định từ kết quả thực nghiệm.
Quyết định công bố

Decision number

3734/QĐ - BKHCN , Ngày 05-04-2014