Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R8R3R5R5R3*
Số hiệu

Standard Number

TCVN ISO/TS 22003:2008
Năm ban hành 2008

Publication date

Tình trạng W - Hết hiệu lực (Withdraw)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Tên tiếng Anh

Title in English

Food safety management systems - Requirements for bodies providing audit and certification of food safety management systems
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO/TS 22003:2007
IDT - Tương đương hoàn toàn
Thay thế bằng

Replaced by

Lịch sử soát xét

History of version

Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

03.120.20 - Chứng nhận sản phẩm và công ty. Ðánh giá sự phù hợp
Số trang

Page

25
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 150,000 VNĐ
Bản File (PDF):300,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này
- quy định các nguyên tắc áp dụng cho việc đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là FSMS) theo các quy định trong TCVN ISO 22000 (hoặc nhóm các yêu cầu của FSMS quy định khác), và
- cung cấp thông tin và sự tin cậy cần thiết cho khách hàng về cách thức mà nhà cung cấp của họ được chứng nhận.
Việc chứng nhận các FSMS (trong tiêu chuẩn này gọi là “chứng nhận”) là hoạt động đánh giá sự phù hợp của bên thứ ba (xem TCVN ISO/IEC 17000 : 2007, 5.5). Do đó, các tổ chức tiến hành hoạt động này là tổ chức đánh giá sự phù hợp bên thứ ba (trong tiêu chuẩn này gọi là “tổ chức/các tổ chức chứng nhận”).
CHÚ THÍCH 1: Chứng nhận FSMS đôi khi được gọi là “đăng ký” và các tổ chức chứng nhận còn được gọi là bên đăng ký.
CHÚ THÍCH 2: Tổ chức chứng nhận có thể là tổ chức phi chính phủ hoặc thuộc chính phủ (có hoặc không có thẩm quyền quản lý).
CHÚ THÍCH 3: Tiêu chuẩn này ban đầu được dự định để sử dụng làm tài liệu chuẩn cho việc công nhận hoặc đánh giá đồng đẳng giữa các tổ chức chứng nhận nhằm được thừa nhận năng lực chứng nhận FSMS phù hợp với TCVN ISO 22000. Tiêu chuẩn này cũng được dự định sử dụng cho các cơ quan có thẩm quyền và các tập đoàn công nghiệp tham gia vào hoạt động thừa nhận trực tiếp các tổ chức chứng nhận để chứng nhận FSMS phù hợp với TCVN ISO 22000. Một số trong số các yêu cầu của tiêu chuẩn này cũng thích hợp cho các tổ chức khác tham gia vào hoạt động đánh giá sự phù hợp của các tổ chức chứng nhận nói trên và vào việc đánh giá sự phù hợp của các tổ chức bất kỳ chứng nhận sự phù hợp của các FSMS với các tiêu chí bổ sung hoặc khác với các tiêu chí trong TCVN ISO 22000.
Việc chứng nhận FSMS không xác nhận tính an toàn hoặc sự phù hợp của sản phẩm của một tổ chức trong chuỗi thực phẩm đó. Tuy nhiên, TCVN ISO 22000 đòi hỏi tổ chức phải đáp ứng tất cả các yêu cầu luật định liên quan đến an toàn thực phẩm áp dụng trong hệ thống quản lý của tổ chức.
Điều quan trọng là cần chú ý rằng việc chứng nhận một FSMS theo TCVN ISO 22000 là chứng nhận hệ thống quản lý chứ không phải là chứng nhận sản phẩm.
Các tổ chức sử dụng FSMS khác có thể dùng các khái niệm và yêu cầu trong tiêu chuẩn này với điều kiện các yêu cầu được thay đổi cho phù hợp khi cần.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN ISO 19011:2003, Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường
TCVN ISO 22000:2007, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm
TCVN ISO/IEC 17000:2007, đánh giá sự phù hợp – Từ vựng và các nguyên tắc chung
TCVN ISO/IEC 17021:2008, đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý
Quyết định công bố

Decision number

2885/QĐ-BKHCN , Ngày 26-12-2008