Tiêu chuẩn quốc gia
© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
_8*L9G3L4G0G0L0**R1R2R0R2R7R2*
Số hiệu
Standard Number
TCVN ISO/TS 22002-3:2013
Năm ban hành 2013
Publication date
Tình trạng
A - Còn hiệu lực (Active)
Status |
Tên tiếng Việt
Title in Vietnamese Chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm - Phần 3: Nuôi trồng
|
Tên tiếng Anh
Title in English Prerequisite programmes on food safety -- Part 3: Farming
|
Tiêu chuẩn tương đương
Equivalent to ISO/TS 22002-3:2011
IDT - Tương đương hoàn toàn |
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)
By field
67.040 - Nông sản thực phẩm nói chung
|
Số trang
Page 37
Giá:
Price
Bản Giấy (Paper): 200,000 VNĐ
Bản File (PDF):444,000 VNĐ |
Phạm vi áp dụng
Scope of standard Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và hướng dẫn về thiết kế, thực hiện và tài liệu của chương trình tiên quyết (PRP) nhằm duy trì môi trường vệ sinh và hỗ trợ việc kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm trong chuỗi thực phẩm.
CHÚ THÍCH 1: Đoạn cuối lời giới thiệu cung cấp thông tin để hiểu đúng về đặc tính quy định hay hướng dẫn của các mục trong Điều 5, 6 và 7 của tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các tổ chức (bao gồm các trang trại riêng lẻ hoặc nhóm trang trại), bất kể quy mô hoặc tính phức tạp, có liên quan trong quá trình nuôi trồng của chuỗi thực phẩm và có mong muốn thực hiện PRP theo Điều 7.2, TCVN ISO 22000:2007 (ISO 22000:2005). Nếu tổ chức đang sử dụng tiêu chuẩn này làm tài liệu tham khảo với mục đích tự công bố sự phù hợp hoặc muốn chứng nhận theo TCVN ISO 22000:2005, thì những sai lệch so với tiêu chuẩn (nghĩa là khi có ngoại lệ hoặc biện pháp thay thế được thực hiện) cần phải được lý giải và lập thành văn bản. Những sai lệch này không ảnh hưởng đến việc tổ chức tuân thủ các yêu cầu của TCVN ISO 22000 (ISO 22000). Tiêu chuẩn này áp dụng cho nuôi trồng các loại cây trồng (ví dụ ngũ cốc, trái cây, rau), các động vật sống ở trang trại (ví dụ như gia súc, gia cầm, lợn, cá) và chế biến các sản phẩm của chúng (ví dụ sữa, trứng). Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các hoạt động như thu hoạch trái cây dại, rau và nấm dại, câu cá, săn bắt hoang dã, không được coi là hoạt động nuôi trồng có tổ chức. Tất cả các hoạt động liên quan đến nuôi trồng đều thuộc phạm vi tiêu chuẩn này (ví dụ phân loại, làm sạch, đóng gói các sản phẩm chưa qua chế biến, sản xuất thức ăn chăn nuôi, vận chuyển trong trang trại). Tuy nhiên, tiêu chuẩn này không áp dụng cho hoạt động chế biến được thực hiện trong phạm vi trang trại (ví dụ như gia nhiệt, hun khói, bảo quản, làm chín, lên men, sấy khô, ướp, chiết xuất, ép hoặc kết hợp giữa các quá trình này). Tiêu chuẩn này không áp dụng cho sản phẩm hoặc động vật được vận chuyển đến hoặc đi từ trang trại. CHÚ THÍCH 2: Hướng dẫn về PRP cho các hoạt động khác của chuỗi thực phẩm, như TCVN ISO/TS 22002-1 cho sản xuất, sẽ được đề cập nếu cần ở các phần khác của Bộ TCVN ISO 22002 (ISO 22000). Các hoạt động nuôi trồng rất đa dạng về tính chất theo quy mô, loại hình sản phẩm, phương pháp sản xuất, môi trường địa lý và sinh học, các yêu cầu luật định và quy định liên quan. Vì vậy, nhu cầu, mức độ và tính chất của PRP giữa các tổ chức sẽ khác nhau. Thiết lập PRP cũng có thể thay đổi như kết quả của quá trình xem xét nêu trong TCVN (ISO 22000:2007) ISO 22000:2005, 8.2. Tiêu chuẩn này tập trung vào các yêu cầu quản lý của PRP, trong khi việc thiết kế PRP chính xác thuộc về người sử dụng. Quản lý PRP bao gồm đánh giá nhu cầu, lựa chọn các biện pháp đáp ứng nhu cầu được xác định và các hồ sơ cần thiết. Các ví dụ cụ thể về PRP trong tiêu chuẩn này chỉ được sử dụng để hướng dẫn và nhằm mục đích áp dụng thích hợp cho mục tiêu tổng thể về sản xuất thực phẩm an toàn và phù hợp cho tiêu dùng. Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng bởi các tổ chức khác sẵn sàng xây dựng quy phạm thực hành và các loại hình mối quan hệ khác giữa nhà cung cấp và người mua dựa trên TCVN ISO 22000 (ISO 22000). |
Tiêu chuẩn viện dẫn
Nomative references
Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 22000:2007 (ISO 22000:2005), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với tổ chức trong chuỗi thực phẩm. |