Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R2R0R2R6R5*
Số hiệu

Standard Number

TCVN ISO/TS 22002-1:2013
Năm ban hành 2013

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm - Phần 1: Chế biến thực phẩm
Tên tiếng Anh

Title in English

Prerequisite programmes on food safety -- Part 1: Food manufacturing
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO/TS 22002-1:2009
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

67.02
67.020 - Quá trình chế biến trong công nghiệp thực phẩm
Số trang

Page

28
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 150,000 VNĐ
Bản File (PDF):336,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc thiết lập, thực hiện và duy trì các chương trình tiên quyết (PRP) nhằm hỗ trợ việc kiểm soát những mối nguy về an toàn thực phẩm.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt quy mô và mức độ phức tạp, tham gia vào giai đoạn sản xuất trong chuỗi thực phẩm và mong muốn thực hiện PRP theo cách đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 7, TCVN ISO 22000:2007 (ISO 22000:2005).
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các phần khác của chuỗi cung ứng thực phẩm.
Về bản chất các hoạt động sản xuất thực phẩm rất đa dạng và không phải tất cả các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này đều áp dụng được cho một cơ sở hay quá trình riêng lẻ.
Khi có các ngoại lệ hoặc thực hiện biện pháp thay thế, cần lý giải và lập thành văn bản thông qua phân tích mối nguy, như nêu ở 7.4, TCVN ISO 22000:2007. Mọi ngoại lệ hay biện pháp thay thế được chấp nhận không nên ảnh hưởng đến khả năng tuân thủ các yêu cầu này của tổ chức. Ví dụ về các ngoại lệ bao gồm những khía cạnh bổ sung liên quan đến hoạt động sản xuất được liệt kê ở mục 1), 2), 3), 4) và 5) dưới đây.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chi tiết cần được xem xét một cách cụ thể liên quan đến 7.2.3, TCVN ISO 22000:2007:
a) xây lắp và bố trí tòa nhà và các tiện ích liên quan;
b) bố trí nhà xưởng, bao gồm không gian làm việc và cơ sở vật chất;
c) các tiện ích không khí, nước, năng lượng và một số tiện ích khác;
d) các dịch vụ hỗ trợ, bao gồm xử lý rác thải và nước thải;
e) sự phù hợp của thiết bị và khả năng tiếp cận thiết bị để làm sạch, bảo dưỡng và bảo dưỡng phòng ngừa;
f) quản lý nguyên vật liệu mua vào;
g) các biện pháp phòng ngừa nhiễm bẩn chéo;
h) làm sạch và làm vệ sinh;
i) kiểm soát sinh vật gây hại;
j) vệ sinh cá nhân;
Ngoài ra, tiêu chuẩn này bổ sung các khía cạnh khác được coi là có liên quan đến hoạt động sản xuất:
1) làm lại;
2) thủ tục thu hồi sản phẩm;
3) xếp hàng vào kho;
4) thông tin về sản phẩm và nhận thức của người tiêu dùng;
5) phòng vệ thực phẩm, giám sát sinh học và khủng bố sinh học.
CHÚ THÍCH: Các biện pháp ngăn ngừa nhiễm bẩn chéo do cố ý nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 22000:2007 (ISO 22000:2005), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm-Yêu cầu đối với tổ chức trong chuỗi thực phẩm