Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R1R2R3R0R7*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 9810:2013
Năm ban hành 2013

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Cao su lưu hóa hặc nhiệt dẻo - Xác định độ cứng (Độ cứng từ 10 IRHD đến 100 IRHD)
Tên tiếng Anh

Title in English

Rubber, vulcanized or thermoplastic -- Determination of hardness (hardness between 10 IRHD and 100 IRHD)
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 48:2010
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

83.060 - Cao su
Số trang

Page

36
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 200,000 VNĐ
Bản File (PDF):432,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định bốn phương pháp xác định độ cứng của cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo trên bề mặt phẳng (các phương pháp độ cứng tiêu chuẩn) và bốn phương pháp xác định độ cứng biểu kiến của bề mặt cong (các phương pháp độ cứng biểu kiến). Độ cứng được biểu thị trong Độ cứng cao su quốc tế (IRHD). Các phương pháp này bao gồm dải độ cứng từ 10 IRHD đến 100 IRHD.
Những phương pháp này khác biệt căn bản về đường kính của bi ấn lõm và độ lớn của lực ấn lõm, chúng được chọn để phù hợp với ứng dụng cụ thể. Dải ứng dụng của từng phương pháp được chỉ ra trong Hình 1.
Tiêu chuẩn này không quy định phương pháp xác định độ cứng bằng dụng cụ đo độ cứng bỏ túi được mô tả trong TCVN 1595-2 (ISO 7619-2).
Tiêu chuẩn này quy định bốn phương pháp xác định độ cứng tiêu chuẩn.
- Phương pháp N (phép thử thông thường) thích hợp với cao su có độ cứng trong dải từ 35 IRHD đến 85 IRHD, nhưng cũng có thể được sử dụng đối với độ cứng trong dải từ 30 IRHD đến 95 IRHD.
- Phương pháp H (phép thử độ cứng cao) thích hợp với cao su có độ cứng trong dải từ 85 IRHD đến 100 IRHD.
- Phương pháp L (phép thử độ cứng thấp) thích hợp với cao su có độ cứng trong dải từ 10 IRHD đến 35 IRHD.
- Phương pháp M (phép thử micro) về cơ bản là phiên bản thu nhỏ của phép thử thông thường N, cho phép thử nghiệm các mẫu thử nhỏ hơn và mỏng hơn. Nó thích hợp với cao su có độ cứng trong dải từ 35 IRHD đến 85 IRHD, nhưng cũng có thể được sử dụng đối với độ cứng trong dải từ 30 IRHD đến 95 IRHD.
CHÚ THÍCH 1: Giá trị của độ cứng nhận được bởi phương pháp N trong dải từ 85 IRHD đến 95 IRHD và 30 IRHD đến 35 IRHD có thể không phù hợp chính xác với giá trị nhận được khi sử dụng phương pháp H hoặc phương pháp L. Sự khác biệt thường không đáng kể cho mục đích kỹ thuật.
CHÚ THÍCH 2: Do các tác động bề mặt khác nhau trong cao su và khả năng thô ráp bề mặt nhẹ (ví dụ như được sản xuất bằng mài bóng), phép thử micro có thể không đưa lại kết quả phù hợp với kết quả đạt được bằng phép thử thông thường.
Tiêu chuẩn này cũng quy định bốn phương pháp CN, CH, CL và CM để xác định độ cứng biểu kiến của bề mặt cong. Những phương pháp này là sự sửa đổi của những phương pháp N, H, L và M, và được sử dụng khi bề mặt cao su được thử nghiệm là bề mặt cong mà trong trường hợp này có hai khả năng:
a) Mẫu thử hoặc sản phẩm được thử nghiệm đủ lớn để đặt dụng cụ đo độ cứng trên nó; hoặc
b) Mẫu thử hoặc sản phẩm được thử nghiệm đủ nhỏ để đặt cả mẫu thử và dụng cụ đo độ cứng trên giá đỡ thông thường.
Sự khác biệt của mục b) là mẫu thử nằm trên bàn mẫu của dụng cụ đo.
Độ cứng biểu kiến cũng có thể được đo trên mẫu thử phẳng không tiêu chuẩn sử dụng các phương pháp N, H, L và M.
Các quy trình được mô tả không thể cung cấp tất cả hình dạng và kích thước có thể có của mẫu thử, nhưng bao hàm một số loại thông dụng nhất như vòng hình chữ O.
Tiêu chuẩn này không quy định việc xác định độ cứng biểu kiến của trục lăn bọc cao su, điều này đã được quy định trong ISO 7267 (tất cả các phần).
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 1592 (ISO 23529), Cao su – Quy trình chung để chuẩn bị và ổn định mẫu thử cho các phương pháp thử vật lý.
ISO 18899:2004, Rubber – Guide to the calibration of test equipment (Cao su – Hướng dẫn hiệu chuẩn thiết bị thử).
Quyết định công bố

Decision number

2398/QĐ-BKHCN , Ngày 02-08-2013