Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R9R8R4R5R8*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 8768:2011
Năm ban hành 2011

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Tiêu chuẩn thực hành sử dụng hệ đo liều ceric-cerous sulfat
Tên tiếng Anh

Title in English

Standard practice for use of a ceric-cerous sulfate dosimetry system
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO/ASTM 51205:2009
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

17.240 - Ðo phóng xạ
Số trang

Page

30
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 150,000 VNĐ
Bản File (PDF):360,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

1.1. Tiêu chuẩn này đưa ra các quy trình chuẩn bị, thử nghiệm và sử dụng hệ đo liều ceric-cerous sulfat để xác định liều hấp thụ (tính theo liều hấp thụ trong nước) trong các vật liệu được chiếu xạ bằng photon (bức xạ gamma hoặc bức xạ tia X/bức xạ hãm) hoặc electron mức năng lượng cao. Hệ này bao gồm liều kế và các thiết bị phân tích thích hợp. Cách gọi ngắn gọn là hệ sulfat ceric-cerous. Hệ này được phân loại là hệ đo liều chuẩn chính (xem ISO/ASTM Guide 51261). Các liều kế ceric-cerous cũng được sử dụng như liều kế truyền chuẩn hoặc liều kế đo thường xuyên.
1.2. Tiêu chuẩn này mô tả cả quy trình đo quang phổ và quy trình đọc điện thế cho hệ đo liều ceric-cerous.
1.3. Tiêu chuẩn này được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện sau:
1.3.1. Dải liều hấp thụ trong dải từ 0,5 kGy đến 50 kGy (1)[2]).
1.3.2. Suất liều hấp thụ nhỏ hơn 106 Gy s-1 (1).
1.3.3. Đối với các nguồn phóng xạ tia gamma, năng lượng photon ban đầu phải lớn hơn 0,6 MeV. Đối với các photon bức xạ hãm thì năng lượng của các điện tử được sử dụng để tạo các photon hãm phải lớn hơn hoặc bằng 2 MeV. Đối với các chùm điện tử, năng lượng điện tử ban đầu phải lớn hơn 8 MeV.
CHÚ THÍCH 1: Các giới hạn năng lượng thấp hơn thì thích hợp cho các liều kế hình trụ có đường kính 12 mm. Cần hiệu chỉnh các gradient liều dọc theo ống liều kế có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 12 mm là không cần thiết đối với bức xạ photon, nhưng có thể cần cho bức xạ chùm điện tử (2). Hệ ceric-cerous có thể được sử dụng ở mức năng lượng thấp hơn bằng cách sử dụng các ống liều kế mỏng hơn (theo hướng của chùm tia).
1.3.4. Nhiệt độ chiếu xạ của liều kế phải lớn hơn 0 °C và nhỏ hơn 62 °C (3).
CHÚ THÍCH 2: Sự phụ thuộc nhiệt độ của độ nhạy liều kế được biết chỉ nằm trong dải này (xem 4.3). Khi nằm ngoài dải nhiệt độ này thì cần xác định sự phụ thuộc vào nhiệt độ.
1.4. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn. Trách nhiệm của người sử dụng tiêu chuẩn này là phải tự xác lập các tiêu chuẩn thích hợp về thực hành an toàn và sức khỏe và xác định khả năng áp dụng các giới hạn luật định trước khi sử dụng.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
ASTM C 912, Practice for designing a process for cleaning technical glasses (Thực hành thiết kế quy trình làm sạch các dụng cụ thủy tinh công nghiệp).
ASTM E 170, Terminology relating to radiation measurements and dosimetry (Thuật ngữ liên quan đến các phép đo bức xạ và đo liều).
ASTM E 178, Practice for dealing with outlying observations (Thực hành đối với việc quan sát ở xa).
ASTM E 275, Practice for describing and measuring performance of ultraviolet and visible spectrophotometers (Thực hành sử dụng máy đo quang phổ tử ngoại, nhìn thấy để mô tả và đo đạc).
ASTM E 666, Practice for calculating absorbed dose from gamma or X-radiation (Thực hành về tính toán liều hấp thụ của bức xạ gamma hoặc tia X).
ASTM E 668, Practice for application of thermoluminescence-dosimetry (TLD) systems for determining absorbed dose in radiation-hardness testing of electronic devices (Thực hành đối với việc ứng dụng các hệ đo liều nhiệt huỳnh quang (TLD) để xác định liều hấp thụ trong việc thử nghiệm khả năng chịu bức xạ của các thiết bị điện tử).
ASTM E 925, Practice for monitoring the calibration of ultraviolet-visible spectrophotometers whose spectral slit width does not exceed 2 nm (Thực hành kiểm soát việc hiệu chuẩn máy đo quang phổ tử vùng khả kiến có quang phổ truyền qua dải hẹp không vượt quá 2 nm).
ASTM E 958, Practice for measuring practical spectral bandwidth of ultraviolet-visible spectrophotometers (Thực hành đo thực tế dải thông phổ của quang phổ kế tử ngoại và nhìn thấy).
ISO/ASTM 51261, Guide for selection and calibration of dosimetry systems for radiation processing (Hướng dẫn lựa chọn và hiệu chuẩn các hệ đo liều trong công nghệ xử lý bằng bức xạ).
ISO/ASTM 51400, Practice for characterization and performance of a high-dose radiation dosimetry calibration laboratory (Thực hành xác định các đặc tính và chất lượng vận hành của phòng thử nghiệm hiệu chuẩn liều cao trong phép đo liều bức xạ).
ISO/ASTM 51707, Guide for estimating uncertainties in dosimetry for radiation processing (Hướng dẫn đánh giá độ không đảm bảo đo dự đoán đối với các phép đo liều trong công nghệ xử lý bằng bức xạ).
ICRU Report 14, Radiation dosimetry:X-rays and gamma rays with maximum photon energies between 0.6 MeV and 60 MeV (Đo liều bức xạ:tia X và gamma với năng lượng photon tối đa từ 0,6 MeV đến 60 MeV).
ICRU Report 34, The dosimetry of pulsed radiation (Đo liều bức xạ xung).
ICRU Report 35, Radiation dosimetry:electrons with initial energies between 1 and 50 MeV (Đo liều bức xạ:Đối với chùm điện tử với năng lượng ban đầu trong khoảng từ 1 MeV đến 50 MeV).
ICRU Report 37, Stopping powers for electrons and positrons (Các năng lượng dừng đối với các điện tử và positron).
ICRU Report 60, Radiation quantities and units for ionizing radiation (Các đại lượng và đơn vị đo đối với bức xạ ion hóa).