Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R9R0R3R0R8*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 8271-1:2009
Năm ban hành 2009

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Công nghệ thông tin - Bộ kí tự mã hóa tiếng Việt - Khái quát
Tên tiếng Anh

Title in English

Information technology - Vietnamese Encoded Character Set - General
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO/IEC 10646 -1:2003
MOD - Tương đương 1 phần hoặc được xây dựng trên cơ sở tham khảo
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

35.040.10 - Mã hóa bộ ký tự
Số trang

Page

64
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 256,000 VNĐ
Bản File (PDF):768,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này qui định bộ kí tự mã hóa tiếng Việt và được áp dụng cho việc biểu diễn, truyền phát, trao
đổi, xử lí, lưu trữ, nhập và trình bày dạng viết của các ngôn ngữ được sử dụng ở Việt Nam cũng như các kí
hiệu bổ sung. Tiêu chuẩn này làm cơ sở cho các tiêu chuẩn tiếp theo về bộ kí tự mã hóa tiếng Việt.
Tiêu chuẩn này:
- Qui định cấu trúc của bộ tiêu chuẩn TCVN 8271;
- Định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng trong tiêu chuẩn;
- Mô tả cấu trúc chung của không gian mã của bộ kí tự mã hóa tiếng Việt;
- Qui định Mặt phẳng đa ngữ cơ sở (Basic Multilingual Plane - BMP) của bộ kí tự mã hóa tiếng
Việt;
- Qui định các mặt phẳng bổ sung của bộ kí tự mã hóa tiếng Việt: Mặt phẳng đa ngữ bổ sung
(Supplementary Multilingual Plane - SMP), Mặt phẳng chữ ghi ý bổ sung (Supplementary
Ideographic Plane - SIP), Mặt phẳng chữ ghi ý cấp ba (Tertiary Ideographic Plane - TIP) và Mặt
phẳng chuyên dụng bổ sung (Supplementary Special-purpose Plane - SSP);
- Định nghĩa các kí tự đồ họa được sử dụng trong các bộ chữ và dạng viết của các ngôn ngữ được
sử dụng ở Việt Nam;
- Qui định tên của các kí tự đồ họa và kí tự định dạng của các mặt phẳng BMP, SMP, SIP, TIP, SSP
và các biểu diễn mã hóa của chúng trong không gian mã của bộ kí tự mã hóa tiếng Việt ;
- Qui định các biểu diễn mã hóa cho các kí tự điều khiển và kí tự sử dụng riêng;
- Qui định ba dạng mã hóa của bộ kí tự mã hóa tiếng Việt: UTF-8, UTF-16 và UTF-32;
- Qui định bảy lược đồ mã hóa của bộ kí tự mã hóa tiếng Việt: UTF-8, UTF-16, UTF-16BE, UTF-
16LE, UTF-32, UTF-32BE, UTF-32LE
- Qui định việc quản lí các bổ sung cho bộ kí tự mã hóa này trong tương lai.
Bộ ký tự mã hóa tiếng Việt là hệ thống mã hóa khác với hệ thống mã hóa được qui định trong tiêu
chuẩn ISO/IEC 2022. Phương pháp để định rõ bộ kí tự mã hóa theo ISO/IEC 2022 được qui định trong
điều 12.2.
Mỗi kí tự đồ họa chỉ được gán một điểm mã trong tiêu chuẩn này, được đặt trong BMP hoặc một trong
các mặt phẳng bổ sung.
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn Unicode, Phiên bản 5.2 chứa tập các kí tự, tên và các biểu diễn mã hóa đồng nhất với
các kí tự, tên và các biểu diễn mã hóa được qui định trong tiêu chuẩn này. Nó cung cấp thêm các chi tiết về đặc
tính kí tự, thuật toán xử lí và các định nghĩa cho người cài đặt.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
ISO/IEC 2022:1994, Information technology — Character code structure and extension techniques
ISO/IEC 6429:1992, Information technology — Control functions for coded character sets (Công nghệ
Ban kỹ thuật

Technical Committee

TCVN/JTC 1 - Công nghệ thông tin