Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R3R2R2R2R0*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 8243-5:2015
Năm ban hành 2015

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng - Phần 5: Phương án lấy mẫu liên tiếp xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra định lượng (đã biết độ lệch chuẩn) - 49
Tên tiếng Anh

Title in English

Sampling procedures for inspection by variables -- Part 5: Sequential sampling plans indexed by acceptance quality limit (AQL) for inspection by variables (known standard deviation)
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO3951-5:2006
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

03.120.30 - Áp dụng các phương pháp thống kê
Số trang

Page

49
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 196,000 VNĐ
Bản File (PDF):588,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định hệ thống các phương án (chương trình) lấy mẫu liên tiếp để kiểm tra định lượng từng lô. Các chương trình được xác định theo dãy giá trị giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) ưu tiên, từ 0,01 đến 10, xác định theo phần trăm cá thể không phù hợp.
Các chương trình của bộ TCVN 8243 (ISO 3951) nhằm mục đích thông qua áp lực về kinh tế và tâm lý khi lô hàng không được chấp nhận, buộc nhà cung ứng phải duy trì trung bình quá trình ít nhất là bằng giá trị AQL quy định, nhưng đồng thời vẫn cung cấp một giới hạn trên đối với rủi ro của người tiêu dùng khi nhận phải lô có chất lượng kém.
Các chương trình này được thiết kế để sử dụng đối với loạt các lô liên tiếp, đó là loạt đủ dài để có thể áp dụng quy tắc chuyển đổi (Điều 6). Các quy tắc chuyển đổi này cung cấp:
- sự bảo vệ tăng cường cho người tiêu dùng (bằng cách chuyển sang kiểm tra ngặt hoặc ngừng kiểm tra lấy mẫu) khi phát hiện sự suy giảm chất lượng;
- việc khuyến khích (theo xem xét của bộ phận có thẩm quyền) giảm chi phí kiểm tra (bằng cách chuyển sang kiểm tra giảm) khi duy trì được mức chất lượng tốt trong suốt một thời gian.
Tiêu chuẩn này được thiết kế để sử dụng trong các điều kiện sau đây:
a) khi quy trình kiểm tra được áp dụng cho loạt các lô liên tục các sản phẩm đơn chiếc do một nhà sản xuất cung cấp, sử dụng cùng một quá trình sản xuất. Nếu có các nhà sản xuất hoặc quá trình sản xuất khác nhau, thì áp dụng tiêu chuẩn này một cách riêng rẽ;
b) khi chỉ xét một đặc trưng chất lượng x của các sản phẩm này, đặc trưng này phải đo lường được trên thang đo liên tục;
c) khi độ không đảm bảo của hệ thống đo là không đáng kể so với độ lệch chuẩn quá trình sản xuất;
d) khi sản xuất ổn định (trong trạng thái kiểm soát thống kê) và đặc trưng chất lượng x được phân bố theo phân bố chuẩn (hoặc gần xấp xỉ phân bố chuẩn) hoặc phân bố có thể biến đổi toán học về phân bố chuẩn;
e) khi đã biết độ lệch chuẩn của đặc trưng chất lượng x;
CHÚ Ý: Các quy trình trong tiêu chuẩn này không thích hợp để áp dụng cho các lô trước đó đã được kiểm tra sàng lọc cá thể không phù hợp.
f) khi hợp đồng hoặc tiêu chuẩn xác định giới hạn quy định trên U, giới hạn quy định dưới L, hoặc cả hai; cá thể được xác định là phù hợp khi và chỉ khi đặc trưng chất lượng x đo được thỏa mãn bất đẳng thức thích hợp trong các bất đẳng thức sau đây:
1) x ≤ U (nghĩa là không vi phạm giới hạn quy định trên);
2) x ≥ L (nghĩa là không vi phạm giới hạn quy định dưới);
3) L ≤ x ≤ U (nghĩa là không vi phạm giới hạn quy định hai phía trên và dưới).
Trong tiêu chuẩn này, giả định rằng, khi áp dụng giới hạn quy định hai phía, thì sự phù hợp với cả hai giới hạn quy định có tầm quan trọng ngang nhau đối với tính toàn vẹn của sản phẩm hoặc được xét riêng rẽ cho cả hai giới hạn quy định. Trong trường hợp thứ nhất, thích hợp nhất là áp dụng một AQL cho phần trăm kết hợp sản phẩm nằm ngoài hai giới hạn quy định. Việc này được gọi là yêu cầu AQL kết hợp. Trong trường hợp thứ hai, áp dụng các AQL riêng cho sự không phù hợp vượt quá từng giới hạn và việc này được gọi là yêu cầu AQL riêng rẽ.
Trong tiêu chuẩn này, khả năng chấp nhận lô được xác định hoàn toàn từ ước lượng phần trăm cá thể không phù hợp trong quá trình, dựa trên mẫu ngẫu nhiên các cá thể lấy từ lô. Như vậy, tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc đánh giá khả năng chấp nhận các lô riêng rẽ hoặc loạt lô ngắn. Tham khảo TCVN 7790-2 (ISO 2859-2) về các phương án lấy mẫu áp dụng trong trường hợp này.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 7790-1 (ISO 2859-1), Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính-Phần 1:Chương trình lấy mẫu xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô
TCVN 8244-1 (ISO 3534-1), Thống kê học-Từ vựng và ký hiệu-Phần 1:Thuật ngữ chung về thống kê và thuật ngữ dùng trong xác suất
TCVN 8244-2 (ISO 3534-2), Thống kê học-Từ vựng và ký hiệu-Phần 2:Thống kê ứng dụng
TCVN 8243-1:2009 (ISO 3951-1:2005), Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng-Phần 1:Quy định đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô đối với một đặc trưng chất lượng và một AQL
Quyết định công bố

Decision number

4009/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2015