Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R3R2R2R1R3*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 8243-4:2015
Năm ban hành 2015

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng - Phần 4: Quy trình đánh giá mức chất lượng công bố - 35
Tên tiếng Anh

Title in English

Sampling procedures for inspection by variables -- Part 4: Procedures for assessment of declared quality levels
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 3951-4:2011
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

03.120.30 - Áp dụng các phương pháp thống kê
Số trang

Page

35
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 200,000 VNĐ
Bản File (PDF):420,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này thiết lập các phương án và quy trình lấy mẫu định lượng có thể sử dụng để đánh giá mức chất lượng của một thực thể (lô, quá trình,...) có phù hợp với giá trị công bố hay không. Các phương án lấy mẫu được lập sao cho đường hiệu quả của chúng khớp càng gần càng tốt với đường hiệu quả của các phương án định tính tương ứng trong TCVN 7790-4 (ISO 2859-4), sao cho việc lựa chọn giữa lấy mẫu định tính và lấy mẫu định lượng không bị ảnh hưởng bởi rủi ro làm tăng khả năng chấp nhận mức chất lượng công bố không đúng. Trong tiêu chuẩn này, rủi ro bác bỏ một mức chất lượng công bố đúng dao động từ 1,4 % đến 8,2 %. Rủi ro không bác bỏ một mức chất lượng công bố không đúng là 10 % và đó là rủi ro gắn với tỉ số chất lượng giới hạn (xem điều 4). Các phương án lấy mẫu được đưa ra tương ứng với ba mức khả năng phân biệt, và cho các trường hợp chưa biết và đã biết độ lệch chuẩn quá trình.
Trái với các quy trình trong những tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn TCVN 8243 (ISO 3951), các quy trình trong tiêu chuẩn này không áp dụng để đánh giá chấp nhận lô. Nói chung, việc cân đối các rủi ro của việc đưa ra kết luận không chính xác trong các quy trình đánh giá sẽ khác với việc cân đối trong các quy trình lấy mẫu chấp nhận.
Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng cho các dạng kiểm tra chất lượng khác nhau trong những tình huống mà bằng chứng khách quan về sự phù hợp với một mức chất lượng công bố nhất định cần được đưa ra bằng cách kiểm tra mẫu. Các quy trình này phù hợp với các thực thể như lô, đầu ra của quá trình, v.v... cho phép các mẫu cá thể riêng biệt được lấy ngẫu nhiên từ thực thể.
Phương án lấy mẫu được nêu trong tiêu chuẩn này thích hợp để kiểm tra các loại sản phẩm khác nhau như
- các thành phẩm;
- thành phần và nguyên liệu thô;
- hoạt động;
- vật liệu trong quá trình;
- hàng dự trữ, lưu kho;
- hoạt động bảo dưỡng;
- dữ liệu hoặc hồ sơ;
- các thủ tục quản lý,...
Các quy trình này để sử dụng khi đặc trưng chất lượng là biến đo lường được, độc lập, có phân bố chuẩn, và đại lượng quan tâm là một phần của các cá thể không phù hợp.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 7790-4 (ISO 2859-4), Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính-Phần 4:Quy trình đánh giá mức chất lượng công bố
TCVN 8244-1 (ISO 3534-1), Thống kê học-Từ vựng và ký hiệu-Phần 1:Thuật ngữ chung về thống kê và thuật ngữ dùng trong xác suất
TCVN 8244-2 (ISO 3534-2), Thống kê học-Từ vựng và ký hiệu-Phần 2:Thống kê ứng dụng
TCVN 8243-2:2009 (ISO 3951-2:2006), Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng-Phần 2:Qui định đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô có đặc trưng chất lượng độc lập
TCVN ISO 9000 (ISO 9000), Hệ thống quản lý chất lượng-Cơ sở và từ vựng
Quyết định công bố

Decision number

4009/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2015