Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R8R2R6R1R7*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 7878-1:2008
Năm ban hành 2008

Publication date

Tình trạng W - Hết hiệu lực (Withdraw)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Âm học - Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường - Phần 1: Các đại lượng cơ bản và phương pháp đánh giá
Tên tiếng Anh

Title in English

Acoustics - Description, measurement and assessment of environmental noise - Part 1: Basic quantities and assessment procedures
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 1996-1:2003
IDT - Tương đương hoàn toàn
Thay thế cho

Replace

Thay thế bằng

Replaced by

Lịch sử soát xét

History of version

Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

13.140 - Tiếng ồn đối với con người
Số trang

Page

36
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 200,000 VNĐ
Bản File (PDF):432,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này xác định các đại lượng cơ bản để sử dụng cho mô tả tiếng ồn trong môi trường dân cư và mô tả các phương pháp đánh giá chính. Tiêu chuẩn này cũng qui định các phương pháp để đánh giá tiếng ồn môi trường và đưa ra những hướng dẫn dự báo phản ứng khó chịu tiềm ẩn của cộng đồng khi tiếp xúc lâu dài với nhiều loại tiếng ồn môi trường khác nhau. Các nguồn âm thanh có thể riêng lẻ hoặc kết hợp lại với nhau. Áp dụng phương pháp này để dự báo phản ứng khó chịu giới hạn ở vùng mà con người sinh sống và liên quan đến việc sử dụng đất đai dài hạn.
Phản ứng của cộng đồng đối với tiếng ồn có thể là khác nhau với các nguồn âm có cùng mức âm. Tiêu chuẩn này đề cập đến việc hiệu chỉnh các âm thanh có đặc tính khác nhau. Thuật ngữ “mức đánh giá” thường dùng để mô tả dự báo âm thanh về mặt vật lý hoặc phép đo đã được bổ sung thêm một hoặc vài số hiệu chỉnh. Trên cơ sở các mức đánh giá này, sự phản ứng của cộng đồng trong thời gian dài có thể ước tính được.
Âm thanh được đánh giá là âm thanh đơn lẻ hoặc âm thanh kết hợp, khi cần thì những đánh giá này cho phép cơ quan có thẩm quyền xem xét đặc tính đặc biệt của âm xung, âm sắc, âm thanh tần số thấp, và xem xét các đặc tính khác của tiếng ồn giao thông đường bộ, các dạng khác của tiếng ồn giao thông (như tiếng ồn máy bay) và tiếng ồn công nghiệp.
Tiêu chuẩn này không qui định các giới hạn cho tiếng ồn môi trường.
CHÚ THÍCH 1. Trong âm học, một vài phép đo vật lý khác mô tả âm thanh bằng decibel (ví dụ: áp suất âm, áp suất âm lớn nhất, áp suất âm liên tục tương đương). Các mức tương ứng với các phép đo vật lý thông thường này sẽ khác đối với âm thanh cùng loại. Điều này thường dẫn đến sự lộn xộn. Do vậy cần chỉ ra đại lượng vật lý cụ thể (ví dụ: mức áp suất âm, mức áp suất âm lớn nhất, mức áp suất âm liên tục tương đương).
CHÚ THÍCH 2. Trong tiêu chuẩn này, các đại lượng biểu thị các mức bằng dB. Tuy nhiên ở một vài nước lại biểu thị các đại lượng vật lý như áp suất âm lớn nhất bằng Pa hoặc mức tiếp xúc âm thanh đo bằng Pa2.s.
CHÚ THÍCH 3. Trong TCVN 7878-2 (ISO 1996-2) đề cập đến việc xác định các mức áp suất âm.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
IEC 61672-1 Electroacoustics – Sound level meters – Part 1:Specifications 1) (Điện âm học – Máy đo mức âm – Phần 1:Các đặc tính kỹ thuật).
Quyết định công bố

Decision number

1893/QĐ-BKHCN , Ngày 29-08-2008