Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R7R3R1R0R3*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 7616:2007
Năm ban hành 2007

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Găng tay bảo vệ cho nhân viên chữa cháy - Phương pháp thử trong phòng thí nghiệm và yêu cầu tính năng
Tên tiếng Anh

Title in English

Protective gloves for firefighters - Laboratory test methods and performance requirements
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 15383:2001
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

13.340.40 - Bao tay bảo vệ
Số trang

Page

35
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 200,000 VNĐ
Bản File (PDF):420,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử và những yêu cầu tối thiểu cho găng tay bảo vệ dùng trong hoạt động chữa cháy và các hoạt động hỗ trợ tại khu vực có nguy cơ rủi ro liên quan đến nhiệt và/hoặc lửa.
Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu tính năng tối thiểu cho găng tay bảo vệ được dùng để bảo vệ khỏi nguy hiểm trong các hoạt động chữa cháy.
Tiêu chuẩn này bao gồm phần yêu cầu chung về thiết kế găng tay, các cấp hoạt động tối thiểu của vật liệu được sử dụng và phương pháp thử tương ứng để xác định những cấp hoạt động này. Trừ các yêu cầu về độ bền cháy và egonomi, tiêu chuẩn này đưa ra ba mức hoạt động đối với tất cả các yêu cầu tính năng. Khi so sánh với găng tay loại 2, găng tay loại 3 có mức cao hơn về sự cách nhiệt và khả năng chống tác động cơ lý, và độ chống thấm đối với chất lỏng (kể cả máu tổng hợp). Găng tay loại 1 có mức yêu cầu nhỏ nhất trong bất kỳ hoạt động chữa cháy nào, như là chữa cháy ngoài trời. Phụ lục E đưa ra sự so sánh các yêu cầu tính năng cho cả ba loại găng tay này.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại găng tay đặc biệt sử dụng trong các trường hợp rủi ro cao như là chữa cháy trong các điều kiện đặc biệt. Tiêu chuẩn này không đề cập đến vấn đề bảo vệ đầu, thân, cánh tay, chân và bàn chân hoặc bảo vệ bàn tay chống lại các nguy cơ khác, ví dụ rủi ro của hoá chất, sinh học, phóng xạ và rủi ro về điện, trừ sự tiếp xúc ngẫu nhiên, có giới hạn với hoá chất và máu bị nhiễm bẩn hoặc chất lỏng của cơ thể tại hiện trường cháy (găng tay loại 3). Các vấn đề này sẽ được đề cập trong các tiêu chuẩn khác.
Việc lựa chọn bộ trang phục bảo vệ thích hợp, kể cả găng tay, phụ thuộc vào việc tiến hành hoạt động đánh giá rủi ro có hiệu quả giúp nhận dạng được các rủi ro sẽ phải đối mặt, đánh giá khả năng xảy ra của các rủi ro đó và đưa ra các phương pháp giảm thiểu hoặc loại trừ các rủi ro này. Hướng dẫn cho hoạt động đánh giá rủi ro và một vài yếu tố để xem xét được trình bày trong Phụ lục D.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 1748:2007 (ISO 139:2005), Vật liệu dệt-Môi trường chuẩn để điều hòa và thử.
TCVN 6689:2000 (ISO 13688), Quần áo bảo vệ-Yêu cầu chung.
TCVN 6692:2000 (ISO 13994), Quần áo bảo vệ-Quần áo chống hoá chất lỏng-Xác định độ chống thấm của vật liệu đối với chất lỏng dưới áp suất.
TCVN 6877:2001 (ISO 9151), Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa-Xác định độ truyền nhiệt khi tiếp xúc với lửa.
TCVN 6878:2001 (ISO 6942), Quần áo bảo vệ chống nóng và cháy-Phương pháp thử:Đánh giá tính năng nhiệt của vật liệu và cụm vật liệu khi tiếp xúc với nguồn bức xạ nhiệt.
TCVN 7205:2002 (ISO 15025:2000), Quần áo bảo vệ-Quần áo chống nóng và chống cháy-Phương pháp thử lan truyền cháy có giới hạn.
TCVN 7206:2002 (ISO 17493), Quần áo và thiết bị bảo vệ chống nóng-Phương pháp thử độ bền nhiệt đối lưu sử dụng lò tuần hoàn dòng khí nóng.
ISO 811, Textile fabrics-Determination of resistance to water penetration-Hydrostatic pressure test (Vải dệt-Xác định độ bền chống thấm nước-Phép thử áp suất thủy tĩnh).
ISO 6330:2000, Textiles-Domestic washing and drying procedures for textile testing (Vật liệu dệt-Qui trình giặt và làm khô cho phép thử vật liệu dệt).
ISO 12127, Clothing for protection against heat and flame-Determination of contact heat transmission through protective clothing or constituent materials (Quần áo bảo vệ chống nhiệt và chống cháy-Xác định sự truyền nhiệt tiếp xúc qua quần áo bảo vệ hoặc vật liệu).
ISO 12947-4, Textiles-Determination of the abrasion resistance of fabrics by the Martindale method-Part 4:Assessment of appearance change (Vật liệu dệt-Xác định độ bền mài mòn của vải bằng phương pháp Martindale-Phần 4:Đánh giá sự thay đổi ngoại quan).
ISO 13996, Protective clothing-Mechanical properties-Determination of resistance to puncture (Quần áo bảo vệ-Tính chất cơ học-Xác định độ bền đâm xuyên).
ISO 13997, Protective clothing-Mechanical properties-Determination of resistance to cutting by sharp objects (Quần áo bảo vệ-Tính chất cơ học-Xác định độ bền cắt bằng vật sắc).
EN 388:1994, Protective gloves against mechanical risks (Găng tay bảo vệ chống các nguy cơ cơ học)
EN 420:1994, General requirements for gloves (Yêu cầu chung cho găng tay)
Quyết định công bố

Decision number

1205/QĐ-BKHCN , Ngày 03-07-2007