Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R9R2R2R0R3*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 7437:2010
Năm ban hành 2010

Publication date

Tình trạng W - Hết hiệu lực (Withdraw)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Ecgônômi - Nguyên lý Ecgônômi trong thiết kế hệ thống làm việc
Tên tiếng Anh

Title in English

Ergonomics principles in the design of work systems
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 6385:2004
IDT - Tương đương hoàn toàn
Thay thế cho

Replace

Thay thế bằng

Replaced by

Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

13.180 - Công thái học (ergonomics)
Số trang

Page

20
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 100,000 VNĐ
Bản File (PDF):240,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này thiết lập các nguyên lý về ecgônômi làm cơ sở hướng dẫn cho việc thiết kế hệ thống làm việc và các thuật ngữ định nghĩa cơ bản tương ứng. Tiêu chuẩn mô tả cách tiếp cận tích hợp để thiết kế các hệ thống làm việc, nơi mà các nhà ecgônômi sẽ phối hợp với những chuyên gia khác tham gia vào việc thiết kế, với sự quan tâm đến các yêu cầu về con người, xã hội và công nghệ một cách cân bằng trong suốt quá trình thiết kế.
Những người sử dụng tiêu chuẩn này bao gồm các nhà quản lý; người lao động (hoặc người đại diện của họ) và các nhà chuyên môn như nhà ecgônômi, quản lý dự án và thiết kế, là những người tham gia vào thiết kế hoặc thiết kế lại các hệ thống làm việc. Những người sử dụng tiêu chuẩn này có thể tìm thấy kiến thức chung có ích về ecgônômi (các yếu tố con người), kỹ thuật, thiết kế, chất lượng và quản lý dự án.
Thuật ngữ “hệ thống làm việc” trong tiêu chuẩn này dùng để chỉ phạm vi rộng lớn các trạng thái khác nhau của các tình huống làm việc. Mục đích là nhằm cải thiện, thiết kế lại hoặc thay đổi các hệ thống làm việc. Một hệ thống làm việc bao gồm sự kết hợp của con người và thiết bị, trong một không gian và môi trường đã cho và sự tác động tương hỗ giữa các thành phần bên trong một tổ chức làm việc. Các hệ thống làm việc có sự khác nhau về tính phức tạp và các đặc điểm. Một số ví dụ về các hệ thống làm việc như: Một máy với một người riêng biệt; một nhà máy của một quá trình sản xuất bao gồm cả người vận hành và bảo dưỡng; một sân bay với những người sử dụng và các nhân viên; một văn phòng với các nhân viên và các hệ thống tương tác trên máy tính. Sự tuân thủ các nguyên lý ecgônômi cũng áp dụng cho mỗi quá trình của hệ thống làm việc như: Lắp đặt, điều chỉnh, bảo dưỡng, vệ sinh, sửa chữa, loại bỏ và vận chuyển.
Cách tiếp cận hệ thống trong tiêu chuẩn này nhằm đưa ra hướng dẫn cho người sử dụng tiêu chuẩn trong cả tình huống hiện tại và tình huống mới xuất hiện.
Những định nghĩa và các nguyên lý hướng dẫn ecgônômi trong tiêu chuẩn này nhằm áp dụng cho việc thiết kế các điều kiện làm việc tối ưu với việc lưu ý tới trạng thái thoải mái, an toàn và sức khỏe đối với con người, bao gồm sự phát triển các kỹ năng hiện có và thu nhận các kỹ năng mới, đồng thời quan tâm đến tính hiệu quả và năng suất về mặt công nghệ và kinh tế.
Trong khi các nguyên lý trong tiêu chuẩn này được định hướng cho thiết kế các hệ thống làm việc, chúng cũng có thể áp dụng cho bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào đó của con người, ví dụ: trong thiết kế các sản phẩm cho các hoạt động gia dụng và giải trí.
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này được xem như tiêu chuẩn ecgônômi cốt lõi để hình thành nên nhiều tiêu chuẩn riêng biệt khác.
Quyết định công bố

Decision number

2918/QĐ-BKHCN , Ngày 29-12-2010