Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R7R3R9R4R0*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 7318-11:2015
Năm ban hành 2015

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Ecgônômi – Yêu cầu ecgônômi đối với công việc văn phòng có sử dụng thiết bị hiển thị đầu cuối (VDT) – Phần 11: Hướng dẫn về tính khả dụng
Tên tiếng Anh

Title in English

Ergonomic requirements for office work with visual display terminals (VDTs) – Part 11: Guidance on usability
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

SO 9241-11:1998
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

13.180 - Công thái học (ergonomics)
35.180 - Thiết bị đầu cuối và ngoại vi khác
Số trang

Page

13
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 100,000 VNĐ
Bản File (PDF):156,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này định nghĩa về tính khả dụng và giải thích để nhận biết thông tin cần tính đến khi xác định hoặc đánh giá tính khả dụng của thiết bị hiển thị đầu cuối về mặt đo lường khả năng hoạt động và sự thỏa mãn của người sử dụng. Hướng dẫn cung cấp cách thức mô tả bối cảnh sử dụng sản phẩm (phần cứng, phần mềm hoặc dịch vụ) và các phương pháp đo lường tính khả dụng liên quan một cách rõ ràng. Hướng dẫn được giới thiệu dưới dạng các nguyên tắc và phương pháp kỹ thuật chung, không phải dưới hình thức yêu cầu sử dụng các phương thức đặc biệt.
Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng trong hoạt động mua bán, thiết kế, phát triển, đánh giá và trao đổi thông tin về tính khả dụng. Tiêu chuẩn này cũng bao gồm hướng dẫn việc xác định và đánh giá về tính khả dụng của một sản phẩm. Tiêu chuẩn này không những được áp dụng cho các sản phẩm nhằm mục đích ứng dụng chung mà còn áp dụng cho những sản phẩm do tổ chức đặt hàng hoặc tự phát triển.
Tiêu chuẩn này cũng giải thích các phép đo lường khả năng hoạt động và sự thỏa mãn của người dùng có thể được sử dụng để đo lường hợp phần của một hệ thống làm việc có ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống làm việc đang được sử dụng.
Tiêu chuẩn này bao gồm các quy trình đo lường tính khả dụng nhưng không nêu chi tiết tất cả các hoạt động cần thực hiện. Đặc tính kỹ thuật của các phương pháp đo lường chi tiết dựa trên người sử dụng không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này, nhưng các thông tin liên quan khác có thể xem tại Phụ lục B và Thư mục tài liệu tham khảo ở Phụ lục E.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho công việc văn phòng có sử dụng thiết bị hiển thị đầu cuối. Tiêu chuẩn này cũng có thể được áp dụng trong các tình huống khác khi người sử dụng tương tác với một sản phẩm để đạt được những mục tiêu. Các phần khác của tiêu chuẩn từ phần 12 đến phần 17 trong bộ tiêu chuẩn này cung cấp các khuyến nghị có điều kiện có thể được áp dụng trong các bối cảnh sử dụng nhất định. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng cùng với các phần khác của tiêu chuẩn từ phần 12 đến phần 17 trong bộ tiêu chuẩn TCVN 7318 (ISO 9241) nhằm giúp xác định khả năng áp dụng của các khuyến nghị riêng biệt.
Tiêu chuẩn này tập trung vào tính khả dụng và không đưa ra mức độ bao quát mang tính toàn diện cho tất cả các mục đích về thiết kế ecgônômi liên quan đến bộ tiêu chuẩn TCVN 7318 (ISO 9241). Tuy nhiên, việc thiết kế dành cho tính khả dụng sẽ đóng góp tích cực cho các mục tiêu về ecgônômi ví dụ như: giảm thiểu các ảnh hưởng có hại có thể xảy ra khi sử dụng đến sức khỏe, an toàn và khả năng hoạt động của con người.
Tiêu chuẩn này không bao gồm các quá trình phát triển hệ thống. Các quy trình thiết kế lấy con người làm trung tâm cho các hệ thống tương tác được mô tả trong tiêu chuẩn ISO 13407.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 7437:2004 (ISO 6385:1981), Ecgônômi-Nguyên lý ecgônômi trong việc thiết kế hệ thống lao động.
Ban kỹ thuật

Technical Committee

TCVN/TC 159 - Ecgônômi