Tiêu chuẩn quốc gia
© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
_8*L9G3L4G0G0L0**R0R6R0R4R1R7*
Số hiệu
Standard Number
TCVN 7191:2002
Năm ban hành 2002
Publication date
Tình trạng
A - Còn hiệu lực (Active)
Status |
Tên tiếng Việt
Title in Vietnamese Rung động và chấn động cơ học - Rung động đối với các công trình xây dựng - Hướng dẫn đo rung động và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến các công trình xây dựng
|
Tên tiếng Anh
Title in English Mechanical vibration and shock - Vibration of buildings - Guidelines for the measurement od vibration and evaluation of their effects on buiding:
|
Tiêu chuẩn tương đương
Equivalent to ISO 4866:1990, Amd.1(1994); Amd.2(1996)
IDT - Tương đương hoàn toàn |
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)
By field
17.160 - Rung động, sốc và các phép đo rung động
|
Số trang
Page 45
Giá:
Price
Bản Giấy (Paper): 180,000 VNĐ
Bản File (PDF):540,000 VNĐ |
Phạm vi áp dụng
Scope of standard Tiêu chuẩn này thiết lập các nguyên tắc cơ bản để tiến hành đo rung động và xử lý các số liệu trong đánh giá ảnh hưởng của rung động đến các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn này không bao gồm việc đánh giá nguồn kích động ngoại trừ trong chừng mực nguồn có dải động lực học, tần số hoặc các thông số khác. Đánh giá ảnh hưởng của rung động của công trình xây dựng kết cấu, trước hết hướng vào phản ứng về kết cấu và bao gồm các phương pháp phân tích thích hợp sao cho có thể xác định được tần số, khoảng thời gian tác dụng và biên độ. Tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến đo rung động của kết cấu, và không đề cập đến áp suất âm truyền theo đường không khí và các dao động áp suất khác, mặc dù phản ứng đối với những kích động đó được xem xét đến.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các công trình xây dựng trên mặt đất trong đó thường xuyên có người ở. Tiêu chuẩn này không xem xét đến bất kỳ kết cấu xây dựng nào trong nhà máy như ống khói, cột trụ, tường, dù rằng ở đó thỉnh thoảng có người đến làm việc. Phản ứng của kết cấu công trình xây dựng khi chịu tác động phụ thuộc vào nguồn kích động. Vì vậy, ở phần cuối tiêu chuẩn này xem xét các phương pháp đo bị ảnh hưởng bởi tần số, thời gian, và biên độ do bất kỳ nguồn nào như động đất, nổ, gió, xung âm thanh, máy móc đặt bên trong, giao thông, các hoạt động xây dựng, vv ... gây ra. Chú thích 1 - Giữa động đất và rung động do con người gây ra có sự khác nhau và sẽ ảnh hưởng đến những điều kiện đo. Nguồn rung động phá huỷ do động đất thường xẩy ra ở diện rộng và độ sâu hơn so với hầu hết các nguồn rung động nhân tạo. Chúng có năng lượng lớn, khoảng thời gian dài, dạng truyền sóng khác và có thể gây hư hại trên phạm vi lớn. Do đó, với cùng giá trị của một thông số (như vận tốc hạt đỉnh), nhưng những ảnh hưởng lên các công trình xây dựng lại khác nhau. |
Tiêu chuẩn viện dẫn
Nomative references
Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
ISO 2041:1975, Vibration and shock – Vocabulary (Rung động và chấn động-Từ vựng). TCVN 6964-2:2002 (ISO 2631-2:1989) Đánh giá sự tiếp xúc của con người đối với rung động toàn thân. Phần 2:Rung động liên tục và rung động do chấn động gây ra trong công trình xây dựng (từ 1 Hz đến 80 Hz). ISO 4356:1977, Bases for design of structures – Deformations of building at the serviceability limit states. (Nguyên tắc cơ bản đối với thiết kế kết cấu-Sự biến dạng của công trình xây dựng tại các trạng thái giới hạn của độ tin cậy trong sử dụng). ISO 5348:1987, Mechanical vibration and shock – Mechanical mounting of accelerometers. (Rung động và chấn động cơ học-Khung cơ học của máy đo gia tốc). IEC 68-2-27:1987, Environmental testing – Part 2:Test – Test Ea and Guidance:Shock. (Thử nghiệm môi trường-Phần 2:Phép thử Ea và hướng dẫn:Chấn động) |
Quyết định công bố
Decision number
2125/QĐ/ BKHCN , Ngày 25-09-2008
|