Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R5R1R1R6R3*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 6494:1999
Năm ban hành 1999

Publication date

Tình trạng W - Hết hiệu lực (Withdraw)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Chất lượng nước - Xác định các ion florua, clorua, nitrit, orthophotphat, bromua, nitrat và sunfat hoà tan bằng sắc ký lỏng ion - Phương pháp dành cho nước bẩn ít
Tên tiếng Anh

Title in English

Water quality - Determination of dissolved fluoride, chloride, nitrite, orthophosphate, bromide, nitrate and sul fate ions, using liquid chromatography of ions - Part 1: Method for water with low contamination
Thay thế bằng

Replaced by

Lịch sử soát xét

History of version

Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

13.060 - Chất lượng nước
Số trang

Page

17
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 100,000 VNĐ
Bản File (PDF):204,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này (ISO 10304) qui định phương pháp xác định florua, clorua, nitrit, orthophotphat, bromua, nitrat và sunfat trong nước ít bị ô nhiễm (ví dụ nước uống, nước mưa, nước ngầm, nước mặt) ở những khoảng nồng độ sau:

Florua (F) 0,01mg/l đến 10mg/l

Clorua (Cl) 0,1 mg/l đến 50 mg/l

Nitrit (NO2) 0,05 mg/l đến 20 mg/l

Orthophotphat (PO4) 0,1 mg/l đến 20 mg/l

Bromua (Br) 0,05 mg/l đến 20 mg/l

Nitrat (NO3) 0,1 mg/l đến 50 mg/l

Sunfat (SO4) 0,1 mg/l đến 100 mg/l

Chú thích 1 - Các ký hiệu anion không điện tích được dùng suốt tài liệu này.

Trong một số trường hợp, khoảng nồng độ áp dụng có thể bị thay đổi do những điều kiện làm việc khác nhau (thể tích mẫu, sự pha loãng, cột tách, làm giầu, độ nhạy của detector,.....)

1.2 ảnh hưởng cản trở

1.2.1 Một vài axit hữu cơ nhưaxit malonic, axit maleic, axit malic có thể gây cản trở việc xác định các anion vô cơ nếu chúng có mặt ở nồng độ cao.

1.2.2 Việc xác định florua bị cản trở bởi axit fomic, axit axêtic và cacbonat ngay khi chúng ở nồng độ thấp.

1.2.3 Độ nhạy bị giảm trong trường hợp các anion cần xác định (F, Cl, NO2, PO4, Br, NO3, SO4) có nồng độ khác nhau lớn.

1.2.4 Anion bromua và photphat không gây cản trở trong khoảng nồng độ đã chỉ, trừ trường hợp có lưu ý riêng.

1.2.5 Trong một dung dịch rửa giải được đệm (ví dụ cacbonat/hidrocacbonat) việc xác định không bị ảnh hưởng bởi pH trong khoảng từ pH 2 đến pH 9.

1.2.6 Tỷ số nồng độ ở bảng 1 đã được kiểm tra kỹ bằng thực nghiệm trong nhiều điều kiện đại diện khác nhau. Không có ảnh hưởng cản trở nào khi dùng 50 àl thể tích mẫu cho phân tích sắc ký.

1.2.7 Thông tin ở 1.2.4 và 1.2.6 chỉ đúng đắn khi các yêu cầu về chất lượng của cột tách được thỏa mãn (xem điều 6) và độ dẫn điện của mẫu nhỏ hơn 1000 àS/cm (trừ florua: < 500 μS/cm). Đối với các mẫu tự nhiên, độ phân giải giữa các pic (R) cần phải tốt hơn 1,3 (xem hình 3).

1.2.8 Chất rắn và các hợp chất hữu cơ (ví dụ dầu vô cơ, chất tẩy rửa và các axit humic) làm giảm tuổi thọ của cột tách. Chúng cần được tách khỏi mẫu trước khi phân tích (xem mục 7).

1.2.9 Các axit vô cơ nhưfloborat hoặc clorit có thể gây cản trở việc xác định.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
ISO 5667-1:1980, Chất lượng nước-Lấy mẫu-Phần 1:Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.
TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2:1991), Chất lượng nước-Lấy mẫu-Phần 2:Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
TCVN 5993:1995 (ISO 5667-31), Chất lượng nước-Lấy mẫu-Phần 3:Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
ISO 8466-1:1990, Chất lượng nước-Chuẩn hoá và đánh giá phương pháp phân tích và đánh giá đặc trưng kết quả-Phần 1:Đánh giá thống kê hàm chuẩn tuyến tính.