Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R6R8R8R6R4*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 5363:2006
Năm ban hành 2006

Publication date

Tình trạng W - Hết hiệu lực (Withdraw)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Cao su, lưu hoá hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ chịu mài mòn sử dụng thiết bị trống quay hình trụ
Tên tiếng Anh

Title in English

Rubber, vulcanized or thermoplastic - Determination of abrasion resistance using a rotating cylindrical drum device
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 4649:2002
IDT - Tương đương hoàn toàn
Thay thế cho

Replace

Thay thế bằng

Replaced by

Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

83.060 - Cao su
Số trang

Page

23
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 150,000 VNĐ
Bản File (PDF):276,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp thử để xác định độ chịu mài mòn của cao su bằng thiết bị trống quay hình trụ.
Các phương pháp bao gồm xác định thể tích bị tổn thất do tác động mài mòn của mẫu thử trên tấm mài mòn có độ nhám xác định. Phương pháp A là đối với mẫu thử không quay và phương pháp B đối với mẫu thử quay. Đối với mỗi mẫu thử, kết quả có thể báo cáo là một tổn thất thể tích tương đối hay một chỉ số chịu mài mòn.
CHÚ THÍCH 1: Người sử dụng các lần xuất bản trước của tiêu chuẩn này nên biết rằng phương pháp A và phương pháp B trong lần xuất bản này có thay đổi. Trong tiêu chuẩn này phương pháp A (mẫu thử không quay) với cách tính thể tích tương đối (xem 3.2) tương ứng với phương pháp A của các lần xuất bản trước. Phương pháp A (mẫu thử không quay) và phương pháp B (mẫu thử quay) với cách tính chỉ số chịu mài mòn (xem 3.3) đều được bao hàm trong phương pháp B của lần xuất bản trước.
Vì các yếu tố như độ nhám của tấm mài mòn, loại chất kết dính được sử dụng trong sản xuất tấm mài mòn và sự nhiễm bẩn và hao mòn gây ra bởi phép thử trước dẫn đến sự chênh lệch về các giá trị tuyệt đối của tổn thất mài mòn, do đó tất cả các phép thử là so sánh. Thực hiện phép thử với một hỗn hợp đối chứng sao cho các kết quả có thể được biểu thị hoặc là tổn thất thể tích tương đối so với tấm mài mòn đã hiệu chuẩn hoặc là chỉ số chịu mài mòn so với hỗn hợp đối chứng.
CHÚ THÍCH 2: Tổn thất mài mòn thường đồng đều hơn khi sử dụng mẫu thử quay vì toàn bộ bề mặt của mẫu thử được tiếp xúc với tấm mài mòn trong suốt thời gian thử nghiệm. Tuy nhiên, việc sử dụng mẫu thử không quay cũng đem lại những kinh nghiệm đáng kể.
Các phương pháp thử xác định độ mài mòn thích hợp đối với phép thử so sánh, kiểm soát chất lượng, thử nghiệp phù hợp với quy định kỹ thuật, các mục đích tham khảo, công việc nghiên cứu và phát triển. Có thể suy ra, không có sự liên quan chặt chẽ giữa các kết quả của phép thử mài mòn này và tính năng sử dụng.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 4866:2006 (ISO 2781:1988), Cao su, lưu hóa – Xác định khối lượng riêng
TCVN 6910-2:2001 ( ISO 5725-2:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 2:Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.
ISO 471:1995, Rubber – Temperatures, humidities and times for conditioning and testing (Cao su – Nhiệt độ, độ ẩm và thời gian để điều hòa mẫu và thử nghiệm).
ISO 2393, Rubber test mixes – Preparation, mixing and vulcanization – Equipment and procedures ( Các hỗn hợp thử cao su – Chuẩn bị, trộn và lưu hóa – Thiết bị và cách tiến hành).
ISO 7619:1997, Rubber – Determination of indentation hardness by means of pocket hardness meters (Cao su – Xác định độ cứng bằng máy đo độ cứng xách tay).
ISO 9298:1995, Rubber compounding ingredients – Zinc oxide – Test methods ( Thành Phần hỗn hợp cao su – Kẽm oxit – Phương pháp thử).
Quyết định công bố

Decision number

2735/QĐ-BKHCN , Ngày 09-12-2008