Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R5R5R8R4R7*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 1597-1:2018
Năm ban hành 2018

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Cao su lưu hoá hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ bền xé rách - Phần 1: Mẫu thử dạng quần, góc và cong lưỡi liềm
Tên tiếng Anh

Title in English

Rubber, vulcanized or thermoplastic - Determination of tear strength - Part 1: Trouser, angle and crescent test pieces
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 34-1:2015
IDT - Tương đương hoàn toàn
Thay thế cho

Replace

Lịch sử soát xét

History of version

Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

83.060 - Cao su
Số trang

Page

21
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 150,000 VNĐ
Bản File (PDF):252,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định ba phương pháp xác định độ bền xé rách của cao su lưu hoá hoặc
nhiệt dẻo, cụ thể là:
- Phương pháp A, sử dụng mẫu thử dạng quần;
- Phương pháp B, sử dụng mẫu thử dạng góc, có hoặc không có vết khía theo chiều sâu quy định;
- Phương pháp C, sử dụng mẫu thử dạng cong lưỡi liềm có một vết khía.
Giá trị độ bền xé rách nhận được phụ thuộc vào hình dạng của mẫu thử, tốc độ kéo và nhiệt độ thử. Giá trị này cũng dễ bị ảnh hưởng của hiệu ứng thớ trong cao su.
Phương pháp A: Sử dụng mẫu thử dạng quần
Phương pháp A, sử dụng mẫu thử dạng quần, có ưu điểm vì nó không bị ảnh hưởng mạnh đến
chiều dài của miếng cắt, không giống như hai mẫu thử còn lại, trong đó vết khía phải được
kiểm soát kỹ lưỡng. Mặt khác, các kết quả nhận được ở mẫu thử dạng quần liên quan nhiều đến các tính chất xé rách cơ bản của vật liệu và ít bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng môđun (miễn là sự
kéo căng của dải ống quần không đáng kể) và tốc độ lan truyền của vết xé rách liên quan trực tiếp đến tốc độ tách má kẹp. Với một số loại cao su, do vết xé ghồ ghề (vết xé nhiều mấu), nên việc
phân tích các kết quả có thể khó khăn[3].
Phương pháp B, qui trình (a): sử dụng mẫu thử dạng góc không có vết khía
Phép thử này là kết hợp của sự bắt đầu xé rách và sự lan truyền vết rách. Ứng suất được tích lại tại điểm góc cho đến khi đủ để bắt đầu sự xé và sau đó tiếp tục làm lan truyền vết rách. Tuy nhiên chỉ
có thể đo được lực tổng cần thiết để làm đứt mẫu thử, và do vậy lực không thể phân tích thành hai thành phần tạo ra sự khởi phát và sự lan truyền[4].
Phương pháp B, qui trình (b): Sử dụng mẫu thử dạng góc có vết khía
Phép thử này đo lực cần thiết để lan truyền vết khía đã được tạo ra trong mẫu thử. Tốc độ
lan truyền vết rách không liên quan trực tiếp đến tốc độ má kẹp[5].
Phương pháp C: Sử dụng mẫu thử dạng cong lưỡi liềm
Phương pháp này cũng đo lực cần thiết để lan truyền vết khía đã được tạo ra trong mẫu thử và
tốc độ lan truyền không liên quan đến tốc độ má kẹp.
CHÚ THÍCH: Một phương pháp khác để xác định độ bền xé rách của mẫu thử nhỏ của cao su (mẫu thử Delft) được quy định trong TCVN 1597-2 (ISO 34-2)[1].
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 1592 (ISO 23529), Cao su-Qui trình chung để chuẩn bị và ổn định mẫu thử cho các phương pháp thử vật lý.
TCVN 11019:2015 (ISO 18899:2013), Cao su – Hướng dẫn hiệu chuẩn thiết bị thử nghiệm.
ISO 5893, Rubber and plastics test equipment-Tensile, flexural and compression types (constant rate of traverse)-Specification [Thiết bị thử cao su và chất dẻo-Các loại thiết bị kéo, uốn và nén (tốc độ dịch chuyển không đổi)-Yêu cầu kỹ thuật].
ISO 6133, Rubber and plastics-Analysis of multi-peak traces obtained in determinations of tear strength and adhesion strength (Cao su và chất dẻo-Phân tích các đường đa-đỉnh thu được khi xác định độ bền xé rách và độ bền kết dính).
Quyết định công bố

Decision number

3870/QĐ-BKHCN , Ngày 19-12-2018
Ban kỹ thuật

Technical Committee

TCVN/TC 45 - Cao su và sản phẩm cao su