Tiêu chuẩn quốc gia
© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
_8*L9G3L4G0G0L0**R1R6R8R9R1R5*
Số hiệu
Standard Number
TCVN 13083-3:2020
Năm ban hành 2020
Publication date
Tình trạng
A - Còn hiệu lực (Active)
Status |
Tên tiếng Việt
Title in Vietnamese Tính năng của hệ thống quang điện – Phần 3: Phương pháp đánh giá năng lượng
|
Tên tiếng Anh
Title in English Photovoltaic system performance – Part 3: Energy evaluation method
|
Tiêu chuẩn tương đương
Equivalent to IEC TS 61724-3:2016
và đính chính kỹ thuật Cor.1: 2018
IDT - Tương đương hoàn toàn |
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)
By field
27.160 - Kỹ thuật năng lượng mặt trời
|
Số trang
Page 37
Giá:
Price
Bản Giấy (Paper): 200,000 VNĐ
Bản File (PDF):444,000 VNĐ |
Phạm vi áp dụng
Scope of standard Tiêu chuẩn này xác định một quy trình đo và phân tích sản lượng điện của một hệ thống quang điện
(PV) cụ thể liên quan đến sản lượng năng lượng dự kiến cho cùng một hệ thống từ các điều kiện thời tiết thực tế do các bên tham gia thử nghiệm xác định. Phương pháp để dự đoán sản lượng điện năng không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này. Sản lượng điện được đặc trưng riêng trong các thời gian khi hệ thống đang vận hành (khả dụng); thời gian khi hệ thống không vận hành (không khả dụng) được định lượng như một phần của thước đo độ khả dụng. Để đạt được kết quả tốt nhất, quy trình này cần được sử dụng đối với thử nghiệm tính năng dài hạn (sản lượng điện năng) của các hệ thống PV để đánh giá tính năng liên tục của hệ thống trong toàn dải các điều kiện vận hành gặp phải trong thời gian thử nghiệm (tốt nhất là một năm). Việc đánh giá này đưa ra bằng chứng rằng các kỳ vọng dài hạn của sản lượng điện của hệ thống là chính xác và bao trùm tất cả các tác động môi trường tại hiện trường. Ngoài ra, trong năm, sự không khả dụng của hệ thống (vì các nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài) được định lượng, cho phép đánh giá toàn diện sản lượng điện. Trong quy trình này, sự vận hành của bộ nghịch lưu và các chỉ số trạng thái khác của hệ thống được phân tích đầu tiên để biết được hệ thống có đang vận hành không. Những lúc bộ nghịch lưu (hoặc các bộ phận khác) không vận hành sẽ được tính là những thời điểm hệ thống không khả dụng và sự tiêu hao điện năng đi kèm được định lượng theo công suất dự kiến trong các khoảng thời gian này. Đối với những lúc hệ thống đang hoạt động, công suất điện mặt trời thực tế được đo lường và so sánh với sản lượng điện dự kiến trong các điều kiện môi trường được quan sát, định lượng chỉ số tính năng năng lượng, như xác định trong TCVN 13083-1 (IEC 61724-1). Là cơ sở của đánh giá này, các kỳ vọng về sản lượng điện được xây dựng bằng một mô hình của hệ thống PV cần thử nghiệm và được các bên tham gia thử nghiệm thống nhất trước. Mô hình này thường phức tạp và bao gồm các ảnh hưởng của che bóng và hiệu suất biến đổi của dàn nhưng mô hình này cũng có thể đơn giản là một tỷ lệ tính năng, thường được sử dụng đối với các hệ thống nhỏ như hệ thống gia đình. Quy trình này đánh giá chất lượng của hệ thống PV, phản ánh chất lượng của hệ thống lắp đặt ban đầu và chất lượng của việc bảo trì và vận hành liên tục của nhà máy, với giả định và kỳ vọng rằng mô hình được sử dụng để dự đoán tính năng mô tả một cách chính xác tính năng của hệ thống. Nếu mô hình ban đầu không chính xác, thì thay đổi thiết kế hệ thống, hoặc nếu muốn thử nghiệm tính chính xác của một hệ thống chưa biết, thì có thể điều chỉnh mô hình này tương ứng với mô hình đã được áp dụng trước đó, nhưng mô hình phải cố định cho đến khi hoàn thành quy trình này. Mục đích của tiêu chuẩn này là xác định một quy trình để so sánh điện năng đo được với năng lượng dự kiến của hệ thống PV. Quy trình khung này tập trung vào các hạng mục như thời gian thử nghiệm, các phương pháp lọc dữ liệu, thu thập dữ liệu, và lựa chọn cảm biến. Tóm lại, quy trình này không phải là phương pháp để xây dựng các dự đoán về năng lượng dự kiến. Phương pháp dự đoán và các giả định thuộc về phía người sử dụng của thử nghiệm. Kết quả cuối cùng là lập tài liệu về cách hệ thống PV vận hành liên quan đến tính năng về năng lượng được dự kiến theo mô hình đã chọn về thời tiết đo được; tỷ lệ này được định nghĩa là chỉ số tính năng trong TCVN 13083-1 (IEC 61724-1). Quy trình thử nghiệm dự kiến để áp dụng cho các hệ thống PV nối lưới bao gồm ít nhất một bộ nghịch lưu và phần cứng đi kèm. Quy trình này không biên soạn đặc biệt để áp dụng cho các hệ thống quang điện hội tụ (CPV) (> 3X), nhưng có thể được áp dụng cho các hệ thống này bằng cách sử dụng bức xạ trực tiếp vuông góc thay vì tổng xạ. Quy trình thử nghiệm này đã được xây dựng với mục đích chính là tạo thuận lợi cho việc lập tài liệu đảm bảo tính năng, nhưng cũng có thể được sử dụng để kiểm tra xác nhận độ chính xác của một mô hình, theo dõi tính năng (ví dụ sự suy giảm tính năng) của một hệ thống trong khoảng thời gian nhiều năm, hoặc để lập tài liệu chất lượng hệ thống cho các mục đích khác. Thuật ngữ không được tổng quát hóa để áp dụng cho tất cả các trường hợp này, nhưng người sử dụng nên áp dụng phương pháp này khi muốn kiểm tra xác nhận tính năng hệ thống so với tính năng dự kiến. Hướng dẫn cụ thể được đưa ra để cung cấp các thước đo cần thiết cho quá trình chứng nhận IECRE, đưa ra một phương pháp thống nhất về việc lập tài liệu tính năng hệ thống. |
Tiêu chuẩn viện dẫn
Nomative references
Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 9595-1 (ISO/IEC Guide 98-1), Độ không đảm bảo đo – Phần 1:Giới thiệu về trình bày độ không TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3), Độ không đảm bảo đo – Phần 3:Hướng dẫn trình bày độ không TCVN 13083-1 (IEC 61724-1), Tính năng của hệ thống PV – Phần 1:Theo dõi TCVN ISO 8601:2004 (ISO 8601:2004), Phần tử dữ liệu và dạng thức trao đổi-Trao đổi thông tin- IEC TS 61836, Solar photovoltaic energy systems– Terms, definitions and symbols (Hệ thống năng ISO 5725 (tất cả các phần), Accuracy (trueness and precision) of measurement methods and results ASME, Performance test codes 19.1 (Bộ quy tắc thử nghiệm tính năng 19.1) ASTM G113 – 09, Standard terminology relating to natural and artificial weathering tests of nonmetallic |
Quyết định công bố
Decision number
3945/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2020
|
Cơ quan biên soạn
Compilation agency
TCVN/TC/E13
|