Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R6R5R1R0R5*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 12897:2020
Năm ban hành 2020

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Phát thải nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng amoniac trong khí ống khói – Đặc tính tính năng của hệ thống đo tự động
Tên tiếng Anh

Title in English

Stationary source emissions — Determination of the mass concentration of ammonia in flue gas — Performance characteristics of automated measuring systems
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 17179:2016
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

13.040.40 - Phát xạ của nguồn cố định
Số trang

Page

50
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 200,000 VNĐ
Bản File (PDF):600,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định kết cấu cơ bản và tính năng hoạt động quan trọng nhất của hệ thống đo tự động amoniac (NH3) được dùng trong phát thải nguồn tĩnh, ví dụ, các nhà máy có quá trình đốt khi hệ thống kiểm soát SNCR/SCR NOx (hệ thống khử NOx) được áp dụng và quy trình dùng để xác định đặc tính tính năng hoạt động. Ngoài ra, tiêu chuẩn cũng mô tả các phương pháp và thiết bị để xác định NH3 trong khí ống khói kể cả hệ thống lấy mẫu và hệ thống ổn định khí mẫu.
Tiêu chuẩn này mô tả hệ thống chiết, dựa trên phương pháp đo trực tiếp và gián tiếp, và hệ thống đo tại hiện trường, dựa trên phương pháp đo trực tiếp, với phạm vi của máy phân tích vận hành được sử dụng, ví dụ theo các nguyên lý dưới đây:
- Chuyển đổi amoniac thành, hoặc phản ứng với NO, sau đó đo NOx vi sai huỳnh quang hóa học (CL) đối với amoniac (NOx vi sai);
- Chuyển đổi amoniac thành, hoặc phản ứng với NO, sau đó đo vi sai NOx phổ cực tím/tử ngoại không phân tán (NDUV) đối với amoniac (NOx vi sai);
- Đo phổ hồng ngoại biến đổi fourier (FTIR);
- Đo phổ hồng ngoại không phân tán với bộ lọc khí tương quan (GFC);
- Đo phổ lase được điều chỉnh (TLS)
Phương pháp cho phép quan trắc liên tục phát thải NH3 với các hệ thống đo lắp đặt cố định, và có thể áp dụng cho phép đo NH3 trong khí ống khói khô hoặc ướt, đối với quan trắc quá trình, quan trắc dài hạn tính năng của hệ thống khử NOx và/hoặc quan trắc phát thải.
Phương pháp thiết bị tương đương khác có thể được sử dụng, nếu chúng đáp ứng các yêu cầu tối thiểu được nêu trong tiêu chuẩn này. Hệ thống đo có thể được hiệu chuẩn bằng khí đã được chứng nhận, theo tiêu chuẩn này hoặc các phương pháp tương đương.
Kỹ thuật NOx vi sai sử dụng CL đã được thử nghiệm thành công trên một số nhà máy điện khi nồng độ NOx và nồng độ NH3 trong khí ống khói sau hệ thống khử NOx lên tới 50 mg (NO)/m3 và 10 mg (NH3)/m3. AMS dựa trên FTIR, NDIR với GFC và TLS đã được sử dụng thành công trong ứng dụng này với dải đo thấp bằng 10 mg (NH3)/m3.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 6751 (ISO 9196), Chất lượng không khí – Định nghĩa và xác định đặc trưng tính năng của hệ thống đo tự động
ISO 14956, Air quality — Evaluation of the suitability of a measurement procedure by comparison with a required measurement uncertainty (Chất lượng không khí – Đánh giá sự phù hợp của một quy trình đo bằng cách so sánh với độ không đảm bảo đo theo yêu cầu)
ISO 20988, Air quality — Guidelines for estimating measurement uncertainty (Chất lượng không khí – Hướng dẫn ước lượng độ không đảm bảo đo).
Quyết định công bố

Decision number

4005/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2020
Ban kỹ thuật

Technical Committee

TCVN/TC 146 - Chất lượng không khí