Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R6R0R6R8R1*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 12741:2019
Năm ban hành 2019

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Xác định và sử dụng hàm hiệu chuẩn đường thẳng
Tên tiếng Anh

Title in English

Determination and use of straight-line calibration functions
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO/TS 28037:2010
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

03.120.30 - Áp dụng các phương pháp thống kê
Số trang

Page

80
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 320,000 VNĐ
Bản File (PDF):960,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này đề cập đến hàm hiệu chuẩn tuyến tính, tức hàm hiệu chuẩn đường thẳng, mô tả mối quan hệ giữa hai biến X và Y, gọi là hàm có dạng Y = A + BX. Mặc dù có nhiều nguyên tắc áp dụng cho các loại hàm hiệu chuẩn tổng quát hơn, nhưng bất kỳ khi nào có thể, các cách tiếp cận được mô tả đều khai thác dạng đơn giản của hàm hiệu chuẩn đường thẳng.
Giá trị của các tham số A và B, được xác định trên cơ sở các điểm dữ liệu đo được (xi, yi), i = 1,…, m.
Nhiều trường hợp khác nhau được xem xét liên quan đến tính chất của độ không đảm bảo kèm theo các dữ liệu này. Không có giả định nào được đưa ra về sai số liên quan đến yi là phương sai không đổi (có phương sai bằng nhau), và tương tự với xi khi sai số là đáng kể.
Ước lượng của các tham số A và B được xác định bằng cách sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu. Điểm nhấn mạnh của tiêu chuẩn này là việc chọn phương pháp bình phương tối thiểu thích hợp nhất cho loại dữ liệu đo, cụ thể là các phương pháp phản ánh độ không đảm bảo kèm theo. Loại ma trận hiệp phương sai tổng quát nhất gắn với dữ liệu đo được xử lý, nhưng những trường hợp đặc biệt
quan trọng dẫn đến các tính toán đơn giản hơn sẽ được mô tả chi tiết.
Đối với tất cả các trường hợp xem xét, phương pháp xác nhận việc sử dụng hàm hiệu chuẩn đường thẳng và đánh giá độ không đảm bảo, hiệp phương sai kèm theo các ước lượng tham số sẽ được đưa ra.
Tiêu chuẩn này cũng mô tả việc sử dụng các ước lượng tham số của hàm hiệu chuẩn và độ không đảm bảo, hiệp phương sai kèm theo của chúng để dự đoán giá trị của X và độ không đảm bảo chuẩn kèm theo dựa vào giá trị đo được của Y và độ không đảm bảo chuẩn kèm theo.
CHÚ THÍCH 1: Tiêu chuẩn này không đưa ra cách xử lý chung các giá trị bất thường trong dữ liệu đo, mặc dù kiểm nghiệm hiệu lực đã cho có thể sử dụng làm cơ sở để xác định dữ liệu không thống nhất.
CHÚ THÍCH 2: Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp đánh giá độ không đảm bảo gắn với dữ liệu đo trong trường hợp độ không đảm bảo chỉ được biết dựa vào hệ số thang đo (Phụ lục E).
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), Từ vựng quốc tế về đo lường học – Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM)
TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), Độ không đảm bảo đo – Phần 3:Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM:1995)
Quyết định công bố

Decision number

4152/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2019
Ban kỹ thuật

Technical Committee

TCVN/TC 69 - Ứng dụng các phương pháp thống kê