Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R6R7R8R8R8*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 12670-1:2020
Năm ban hành 2020

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

An toàn sản phẩm laser – Phần 1: Phân loại thiết bị và các yêu cầu
Tên tiếng Anh

Title in English

Safety of laser products – Part 1: Equipment classification and requirements
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

IEC 60825-1:2014
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

31.260 - Quang điện tử. Thiết bị lade
Số trang

Page

118
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 472,000 VNĐ
Bản File (PDF):1,416,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định an toàn của các sản phẩm laser phát bức xạ laser trong dải bước sóng từ 180 nm đến 1 mm.
Mặc dù vẫn có những bộ phát laser phát ra bức xạ ở các bước sóng nhỏ hơn 180 nm (trong phạm vi cực tím chân không), nhưng nó không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này vì tia laser thường phải được bọc trong vỏ bọc hút chân không và do đó các nguy hiểm bức xạ quang tiềm ẩn thường là rất nhỏ.
Sản phẩm laser có thể gồm một bộ phát laser duy nhất có hoặc không có nguồn cấp riêng hoặc có thể có một hoặc nhiều bộ phát laser trong hệ thống quang, điện hoặc cơ kết hợp. Thông thường, các sản phẩm laser được sử dụng để minh họa các hiện tượng vật lý hoặc quang, xử lý vật liệu, đọc và lưu trữ dữ liệu, truyền tải và hiển thị thông tin, v.v. Các hệ thống này được sử dụng trong công nghiệp, kinh doanh, giải trí, nghiên cứu, giáo dục, y tế và các sản phẩm tiêu dùng.
Không áp dụng tiêu chuẩn này cho các sản phẩm laser được bán cho các nhà chế tạo khác để sử dụng như các thành phần cấu thành cho hệ thống bất kỳ cho sản phẩm laser đó mà áp dụng cho bản thân sản phẩm cuối cùng. Các sản phẩm laser được bán cho hoặc bán bởi nhà chế tạo sản phẩm cuối cùng để sử dụng làm linh kiện thay thế cho sản phẩm cuối cùng thì cũng không phải áp dụng tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, nếu hệ thống laser trong sản phẩm cuối cùng có khả năng hoạt động khi đã được tháo ra khỏi sản
phẩm cuối cùng thì áp dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn này cho hệ thống laser có thể tháo rời đó.
CHÚ THÍCH 1: Thiết bị có khả năng hoạt động là thiết bị không đòi hỏi dụng cụ để chuẩn bị hoạt động.
Sản phẩm laser bất kỳ không phải đáp ứng bất kỳ yêu cầu thêm nữa trong tiêu chuẩn này nếu sự phân loại sản phẩm đó được thực hiện bởi nhà chế tạo theo Điều 4 và Điều 5 cho thấy mức phát xạ không vượt quá AEL (mức phát xạ chấp nhận được) của Cấp 1 trong tất cả các điều kiện vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa. Sản phẩm laser như vậy có thể được gọi là sản phẩm laser được loại trừ.
CHÚ THÍCH 2: Việc loại trừ nêu trên để đảm bảo rằng các sản phẩm laser an toàn vốn có sẽ không phải chịu các yêu cầu của Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9.
Ngoài các ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn xuất phát từ việc phơi nhiễm bức xạ laser, một số thiết bị laser cũng có thể có các nguy hiểm kết hợp khác, ví dụ về điện, hóa và các nhiệt độ cao hoặc thấp. Bức xạ laser có thể gây ra việc hỏng thị lực tạm thời ví dụ lóa hoặc chói mắt. Các ảnh hưởng này phụ thuộc vào tác vụ và mức ánh sáng môi trường xung quanh và vượt ra khỏi phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này. Phân loại và các yêu cầu khác của tiêu chuẩn này được thiết kế chỉ cho các nguy hiểm bức xạ laser đến mắt và da. Các nguy hiểm khác không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu tối thiểu. Sự phù hợp với tiêu chuẩn này có thể không đủ để có mức an toàn sản phẩm cần thiết. Các sản phẩm laser cũng có thể đòi hỏi phải phù hợp với các yêu cầu về tính năng và thử nghiệm áp dụng được trong các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm áp dụng được khác.
CHÚ THÍCH 3: Các tiêu chuẩn khác có thể chứa các yêu cầu bổ sung. Ví dụ, sản phẩm laser Cấp 3B hoặc Cấp 4 có thể không thích hợp để sử dụng như sản phẩm tiêu dùng.
Trong trường hợp hệ thống laser tạo thành một phần của thiết bị thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn an toàn sản phẩm khác, ví dụ thiết bị điện y tế (TCVN 7303-2-22 (IEC 60601-2-22)), thiết bị công nghệ thông tin (bộ tiêu chuẩn TCVN 7326 (IEC 60950)), thiết bị audio và video (TCVN 6385 (IEC 60065)),
thiết bị audio-video và công nghệ thông tin (IEC 62368-1), thiết bị sử dụng trong khí quyển nguy hiểm (TCVN 10888 (IEC 60079)) hoặc đồ chơi sử dụng điện (TCVN 11332 (IEC 62115)), thì tiêu chuẩn này sẽ áp dụng theo các quy định của IEC Guide 104 đối với các nguy hiểm gây ra do bức xạ laser. Nếu không có tiêu chuẩn an toàn sản phẩm nào áp dụng được thì có thể áp dụng IEC 61010-1.
Đối với các thiết bị chữa mắt, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, cần áp dụng thêm ISO 15004-2 và cần áp dụng các nguyên tắc của giới hạn cho trong tiêu chuẩn ISO đó cho bức xạ laser (xem thêm Phụ lục C và D).
Trước đây, điốt phát quang (LED) cũng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này, và có thể vẫn thuộc phạm vi áp dụng của các phần khác của bộ tiêu chuẩn IEC 60825. Tuy nhiên, với việc xây dựng các tiêu chuẩn an toàn bóng đèn, an toàn bức xạ quang của LED nhìn chung có thể được đề cập thích hợp hơn trong các tiêu chuẩn an toàn bóng đèn đó. Việc loại bỏ LED ra khỏi phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này không nhằm ngăn ngừa các tiêu chuẩn khác đưa LED vào bất cứ khi nào đề cập đến laser. Có thể áp
dụng IEC 62471 để xác định nhóm rủi ro của LED hoặc sản phẩm có chứa một hoặc nhiều LED. Một số tiêu chuẩn khác có thể yêu cầu áp dụng phép đo, phân loại, quy định kỹ thuật và các yêu cầu về ghi nhãn của tiêu chuẩn này cho các sản phẩm LED.
Các sản phẩm laser có bức xạ tiếp cận được thấp hơn tiêu chí quy định trong 4.4, được thiết kế để làm việc như các nguồn sáng thông thường, và đáp ứng các yêu cầu quy định trong 4.4 thì có thể được đánh giá bằng bộ tiêu chuẩn IEC 62471. Sản phẩm này vẫn thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này, tuy nhiên phát xạ bức xạ quang nêu trên không nhất thiết được phân loại.
Các giá trị phơi nhiễm lớn nhất cho phép (MPE) được cho trong Phụ lục A được xây dựng cho bức xạ laser và không áp dụng cho bức xạ phụ thêm. Tuy nhiên, nếu có lo ngại là bức xạ phụ thêm tiếp cận được có thể nguy hiểm, các giá trị MPE của laser có thể áp dụng để đánh giá nguy hiểm tiềm ẩn này hoặc xem xét thêm các giá trị giới hạn phơi nhiễm trong IEC 62471.
Các giá trị MPE trong Phụ lục A không áp dụng cho phơi nhiễm có chủ ý của người với bức xạ laser cho mục đích điều trị y tế hoặc điều trị mỹ phẩm/thẩm mỹ.
CHÚ THÍCH 4: Các phụ lục tham khảo từ A đến G được đưa vào tiêu chuẩn nhằm cung cấp hướng dẫn chung và minh họa nhiều trường hợp điển hình. Tuy nhiên, các phụ lục này không được coi là có tính quyết định hoặc toàn diện.
Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm:
- đưa ra hệ thống phân loại laser và sản phẩm laser phát bức xạ trong dải bước sóng 180 nm đến 1 mm theo cấp nguy hiểm bức xạ quang của chúng để giúp đánh giá và xác định các biện pháp bảo vệ cho người sử dụng;
- thiết lập các yêu cầu cho nhà chế tạo cung cấp thông tin sao cho có thể sử dụng được biện pháp phòng ngừa thích hợp;
- thông qua nhãn và hướng dẫn, đảm bảo cảnh báo đủ cho các cá nhân về các nguy hiểm liên quan đến bức xạ tiếp cận được từ các sản phẩm laser;
- giảm khả năng bị thương hoặc giảm thiểu bức xạ tiếp cận được không cần thiết và đưa ra biện pháp bảo vệ tăng cường đối với các nguy hiểm bức xạ laser thông qua các đặc trưng bảo vệ.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
IEC 60050 (tất cả các phần), International Electrotechnical Vocabulary (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế)
IEC 62471 (tất cả các phần), Photobiological safety of lamps and lamp systems (An toàn quang sinh học của bóng đèn và hệ thống bóng đèn)
Quyết định công bố

Decision number

3986/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2020
Ban kỹ thuật

Technical Committee

TCVN/TC/E 1 - Máy điện và khí cụ điện