Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R5R7R4R9R0*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 12388-1:2018
Năm ban hành 2018

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Phân tích cảm quan – Hướng dẫn chung đối với nhân viên phòng đánh giá cảm quan – Phần 1: Trách nhiệm của nhân viên
Tên tiếng Anh

Title in English

Sensory analysis – General guidance for the staff of a sensory evaluation laboratory – Part 1: Staff responsibilities
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 13300-1:2006
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

03.100.30 - Quản lý nguồn nhân lực
67.240 - Phân tích cảm quan
Số trang

Page

15
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 100,000 VNĐ
Bản File (PDF):180,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về các nhiệm vụ của nhân viên nhằm cải thiện việc tổ chức của phòng đánh giá cảm quan, để tối ưu hóa việc sử dụng nhân viên và để nâng cao hiệu quả của các phép thử cảm quan.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào có kế hoạch thiết lập bộ phận để đánh giá cảm quan.
Các khía cạnh chính cần được xem xét là:
– trình độ học vấn, trình độ và năng lực chuyên môn của nhân viên, và
– trách nhiệm của nhân viên tại ba cấp nhiệm vụ khác nhau: người quản lý cảm quan; người phân tích cảm quan hoặc người phụ trách hội đồng; nhân viên kỹ thuật trong hội đồng.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại phòng đánh giá cảm quan, đặc biệt là các phòng thử nghiệm trong ngành công nghiệp, trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển, trong các tổ chức dịch vụ và trong các cơ quan có thẩm quyền có liên quan đến việc kiểm soát sản phẩm. Về nguyên tắc, phòng đánh giá cảm quan có thể thực hiện tất cả các loại thử cảm quan, ví dụ: các phép thử phân tích như phép thử phân biệt, phép thử phân tích mô tả (profile cảm quan), cũng như các phép thử người tiêu dùng (ví dụ các phép thử thị hiếu). Profile đơn lẻ các hoạt động về cảm quan của một tổ chức sẽ xác định ranh giới và các điều kiện được xem xét để lập kế hoạch và thực hiện đối với phòng đánh giá cảm
quan và nhân viên của phòng.
Tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này cần phải linh hoạt và phụ thuộc vào nhu cầu cũng như khả năng của tổ chức. Ví dụ, nhân viên có thể không có đủ ba cấp theo nhiệm vụ, vì vậy các nhiệm vụ có thể được phân chia giữa các nhân viên tương ứng. Ngoài ra, một trong hai nhân viên có trách nhiệm về kỹ thuật/khoa học có thể được chia nhiệm vụ thành người có trách nhiệm vể quản trị/quản lý và người còn lại có trách nhiệm về hoạt động.
CHÚ THÍCH Các yếu tố chung ở tất cả các cấp nhân viên, như khả năng duy trì sự bảo mật, việc tạo tạo động lực làm việc cho nhóm và quyền lợi trong công việc, khi cần, không quy định trong tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 11182 (ISO 5492), Phân tích cảm quan – Thuật ngữ và định nghĩa.
Quyết định công bố

Decision number

4174/QĐ-BKHCN , Ngày 28-12-2018
Ban kỹ thuật

Technical Committee

TCVN/TC/F 13 - Phương pháp phân tích và lấy mẫu