Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R3R7R4R1R6*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 11391:2016
Năm ban hành 2016

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Ứng dụng đường sắt – Hệ thống xử lý và thông tin tín hiệu – Phần mềm cho các hệ thống phòng vệ và điều khiển đường sắt -
Tên tiếng Anh

Title in English

Railway applications – Communication, signalling and processing systems – Software for railway control and protection systems
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

45.020 -  Kỹ thuật đường sắt nói chung
93.100 - Xây dựng đường sắt
35.240.60 - Ứng dụng IT trong vận tải, thương mại và các lĩnh vực khác
Số trang

Page

156
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 624,000 VNĐ
Bản File (PDF):1,872,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về quá trình và kỹ thuật đối với việc phát triển phần mềm
cho các hệ thống điện tử có thể lập trình sử dụng trong các ứng dụng điều khiển và phòng vệ đường
sắt. Mục đích là để sử dụng trong tất cả các lĩnh vực có khả năng liên quan tới an toàn. Những hệ
thống này có thể hoạt động sử dụng các bộ vi xử lý chuyên dụng, bộ điều khiển logic có thể lập trình,
các hệ thống đa xử lý phân tán, các hệ thống xử lý trung tâm quy mô lớn hoặc các cấu trúc khác.
1.2 Tiêu chuẩn này có thể áp dụng riêng cho phần mềm và sự tương tác giữa phần mềm và hệ
thống chứa phần mềm đó.
1.3 Tiêu chuẩn này không liên quan tới phần mềm được xác định là không ảnh hưởng tới an toàn,
ví dụ: phần mềm có các hư hỏng không thể ảnh hưởng tới bất kì các chức năng an toàn nào đã được
xác định.
1.4 Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các phần mềm liên quan tới an toàn được sử dụng trong
các hệ thống điều khiển và phòng vệ đường sắt, bao gồm:
– Lập trình ứng dụng;
– Các hệ điều hành;
– Các chương trình hỗ trợ;
– Chương trình cơ sở điều khiển thiết bị
Việc lập trình ứng dụng bao gồm lập trình cấp cao, lập trình cấp thấp và lập trình cho mục đích đặc biệt
(ví dụ: bộ lập trình điều khiển ngôn ngữ bậc thang).
1.5 Tiêu chuẩn này cũng đề cập tới việc sử dụng các chương trình và phần mềm hiện có. Những
phần mềm này có thể được sử dụng nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cụ thể trong mục 7.3.4.7 và
6.5.4.16 đối với phần mềm và chương trình hiện có trong mục 6.7.
1.6 Phần mềm được xây dựng theo tiêu chuẩn này sẽ được xem là phù hợp và không phụ thuộc
vào các yêu cầu của phần mềm hiện có.
1.7 Tiêu chuẩn này cho rằng thiết kế ứng dụng hiện đại thường sử dụng phần mềm chung phù
hợp làm cơ sở cho các ứng dụng khác nhau. Phần mềm chung này sau đó được cấu hình theo dữ
liệu, thuật toán, hoặc cả hai để tạo ra phần mềm có thể thực hiện ứng dụng. Nhìn chung từ Điều 1 đến
Điều 6 và Điều 9 của tiêu chuẩn này áp dụng cho phần mềm chung cũng như cho các thuật toán và dữ
liệu ứng dụng. Điều 7 chỉ áp dụng cụ thể cho phần mềm chung trong khi Điều 8 đưa ra các yêu cầu cụ
thể cho các thuật toán và dữ liệu ứng dụng.
1.8 Tiêu chuẩn này không đề cập tới các vấn đề thương mại. Vấn đề này nên được đưa ra xem
xét trong thỏa thuận hợp đồng. Nên xem xét cẩn thận tất cả các nội dung của tiêu chuẩn này trong mọi
tình huống có tính chất thương mại.
1.9 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các hệ thống hiện đang sử dụng mà chủ yếu áp dụng cho
các hệ thống xây dựng mới, và chỉ áp dụng toàn bộ cho các hệ thống hiện có nếu có những thay đổi
quan trọng. Đối với những thay đổi nhỏ, chỉ áp dụng mục 9.2. Đơn vị đánh giá phải phân tích các bằng
chứng được cung cấp trong hồ sơ phần mềm để xác nhận tính đầy đủ trong việc xác định bản chất và
phạm vi của các thay đổi phần mềm. Tuy nhiên, khuyến nghị cao việc ứng dụng tiêu chuẩn này trong
việc nâng cấp và bảo trì phần mềm hiện có.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 10935-1 (EN 50126-1:1999), Ứng dụng đường sắt-Quy định và chứng minh độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn-Phần 1:Các yêu cầu cơ bản và quy trình chung.
EN 50129:2003, Railway applications-Safety related electronic systems for signalling (Ứng dụng đường sắt-Các hệ thống điện tử liên quan đến an toàn cho hệ thống tín hiệu).
TCVN ISO 9000, Hệ thống quản lý chất lượng-Các nguyên tắc cơ bản và từ vựng.
TCVN ISO 9001, Hệ thống quản lý chất lượng-Các yêu cầu.
ISO/IEC 90003:2004, Software engineering-Guidelines for the application of ISO 9001:2000 to
ISO/IEC 9126 series, Software engineering-Product quality (Kỹ thuật phần mềm-Chất lượng sản phẩm)
Quyết định công bố

Decision number

3149/QĐ-BKHCN , Ngày 25-10-2016