Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R4R1R5R6R7*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 11347-1:2016
Năm ban hành 2016

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ – Tính năng của thuốc bảo quản gỗ khi xác định bằng phép thử sinh học – Phần 1: Chỉ dẫn chi tiết theo môi trường sử dụng -
Tên tiếng Anh

Title in English

Durability of wood and wood– based products – Efficacy of preventive wood preservatives as determined by biological tests – Part 1: Specification according to use class
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

71.100.50 - Hóa chất bảo vệ gỗ
Số trang

Page

46
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 184,000 VNĐ
Bản File (PDF):552,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này hướng dẫn chi tiết về các đặc điểm của từng nhóm môi trường sử dụng được định nghĩa trong TCVN 8167:2009 (ISO 21887:2007) và các phương pháp quy định thử sinh học để đánh giá hiệu lực thuốc bảo quản được sử dụng xử lý bảo quản gỗ nguyên, cùng với các phép thử tối thiểu độ thuần thục gỗ, tương ứng với các nhóm môi trường sử dụng. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra công thức tính toán giá trị tới hạn của một loại thuốc bảo quản. Giá trị tới hạn là giá trị được sử dụng để suy ra lượng thuốc thấm khuyến cáo cho từng đều kiện sử dụng cụ thể. Giá trị tới hạn không nhất thiết phải là lượng thuốc thấm khuyến cáo hoặc mức thấm tối thiểu đối với một loại thuốc bảo quản. Việc tính toán lượng thuốc thấm yêu cầu phải cân nhắc đến giới hạn của các nguy cơ gây hại, những điều kiện tiếp xúc và yêu cầu về thời hạn phục vụ sao cho phù hợp với thực tế ở Việt Nam; tiêu chuẩn TCVN 11346– 1:2016 đề xuất giá trị tới hạn phải được điều chỉnh theo các yếu tố này.
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các thuốc bảo quản sử dụng dưới dạng lỏng để xử lý bảo quản gỗ (kết cấu và phi kết cấu) chống nấm, côn trùng và hà biển hại gỗ như đề cập trong TCVN 8167:2009 (ISO 21887:2007). Tuy nhiên, có thể áp dụng cho thuốc dùng để xử lý bảo quản chống nấm gây biến màu gỗ nếu đây là một phần trong hiệu quả phòng ngừa tổng hợp của sản phẩm.
Tiêu chuẩn này không nhất thiết phải xem xét đến toàn bộ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng ổn định các hoạt chất của thuốc trong gỗ đã xử lý. Những yếu tố này bao gồm cả tia tử ngoại và các nhân tố vi sinh vật có khả năng làm giảm hiệu lực các thành phần của thuốc bảo quản. Chúng là một phần không thể thiếu trong phép thử trên thực địa nhưng phụ thuộc vào sự biến đổi của tự nhiên và tác động của chúng không được đánh giá trực tiếp trong các phép thử thuộc tiêu chuẩn này. Các phương pháp đánh giá đang phát triển dựa trên các yếu tố ở trên chưa hoàn thành và không được đề cập vào tiêu chuẩn này. Các yếu tố như vậy trong điều kiện sử dụng ảnh hưởng đáng kể đến sự phù hợp của các thành phần hoạt chất cho mục đích sử dụng, vì vậy nhà sản xuất sẽ tự phải đảm bảo và cung cấp bằng chứng đã được đánh giá đầy đủ cho thấy sự ổn định của chúng ở mức lượng thuốc thấm khuyến cáo.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thuốc bảo quản gỗ sử dụng dưới dạng cao, dạng rắn, viên nang hoặc dạng khí vì phải điều chỉnh lại các thử nghiệm sinh học được yêu cầu trong tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn này cũng không áp dụng cho những loại thuốc để bảo quản bổ sung cho gỗ hoặc những loại thuốc để ngăn chặn nấm gây biến màu gỗ dác trên ván gỗ tươi hay những loại thuốc sử dụng với mục đích duy nhất là ngăn chặn nấm gây biến màu gỗ trong quá trình sử dụng.
CHÚ THÍCH 1: Bản chất của thử nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc tại hiện trường trong tiêu chuẩn này để chứng minh hiệu lực của một loại thuốc bảo quản gỗ, dựa trên thời gian yêu cầu để thu thập dữ liệu, trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, phụ thuộc vào các tính chất của thuốc bảo quản và nhóm môi trường sử dụng mã gỗ được tiếp xúc.
Đối với các loại thuốc bảo quản đã được đưa ra thị trường mà không có sự thay đổi thành phần đáng kể (xem Phụ lục A) trước năm 1990 và có thể đưa ra những hồ sơ chứng minh việc sử dụng hợp pháp và phù hợp với điều kiện kỹ thuật truyền thống theo thực tế Việt Nam trong suốt thời điểm đó, được cấp bởi tổng cục tiêu chuẩn đo lường; có thể công bố giá trị tới hạn được sử dụng.
CHÚ THÍCH 2: Hướng dẫn thử nghiệm lại sau khi thay đổi thành phần thuốc được đưa ra trong Phụ lục A.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 8167:2009 (ISO 21887:2007), Độ bền tự nhiên của gỗ và sản phẩm gỗ. Nhóm môi trường sử dụng.
TCVN 10749:2015 (EN 599-2:1995), Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ-Tính năng của thuốc bảo quản gỗ khi xác định bằng phép thử sinh học-Phần 2:Phân nhóm và ghi nhãn.
TCVN 10750:2015, Thuốc bảo quản gỗ-Quy trình thuần thục nhanh gỗ đã xử lý thuốc bảo quản trước khi thử nghiệm sinh học-Phương pháp bay hơi.
TCVN 10751:2015, Thuốc bảo quản gỗ-Phương pháp thử tại hiện trường xác định hiệu lực của thuốc bảo quản gỗ để sử dụng trong điều kiện có lớp phủ và không tiếp đất-Phương pháp ghép mộng chữ L.
TCVN 11346-1:2016, Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ-Gỗ nguyên được xử lý bảo quản-Phần 1:Phân loại độ sâu và lượng thuốc thấm.
TCVN 11355:2016, Thuốc bảo quản gỗ-Xác định hiệu lực chống mối gỗ ẩm-Phương pháp trong phòng thí nghiệm.
TCVN 11356:2016, Thuốc bảo quản gỗ-Xác định hiệu lực chống nấm gây biến màu gỗ-Phương pháp trong phòng thí nghiệm.
EN 20-1, Wood preservatives-Determination of the protective effectiveness against Lyctus Brunneus (Stephens)-Part 1:Application by surface treatment (Laboratory method). (Thuốc bảo quản gỗ-Xác định hiệu lực phòng chống mọt Lyctus Brunneus (Stephens)-Phần 1:Áp dụng cho phương pháp xử lý bề mặt (Phương pháp trong phòng thí nghiệm))
EN 20-2, Wood preservatives-Determination of the protective effectiveness against Lyctus Brunneus (Stephens)-Part 2:Application by impregnation (Laboratory method).(Thuốc bảo quản gỗ-Xác định hiệu lực phòng chống mọt Lyctus Brunneus (Stephens)-Phần 2:Áp dụng cho phương pháp xử lý thấm sâu (Phương pháp trong phòng thí nghiệm))
EN 46-1, Wood preservatives-Determination of the preventive action against Hylotrupes bajulus (Linnaeus)-Part 1:Larvicidial effect (Laboratory method). (Thuốc bảo quản gỗ-Xác định hiệu lực phòng chống xén tóc Hylotrupes bajulus (Linnaeus)-Phần 1:Hiệu lực diệt ấu trùng (Phương pháp phòng thí nghiệm))
EN 46-2, Wood preservatives-Determination of the preventive action against Hylotrupes bajulus (Linnaeus)-Part 2:Ovicidal effect (Laboratory method). (Thuốc bảo quản gỗ-Xác định hiệu lực phòng chống xén tóc Hylotrupes bajulus (Linnaeus)-Phần 2:Hiệu lực diệt trứng (Phương pháp phòng thí nghiệm))
EN 47, Wood preservatives-Determination of the toxic values against larvae of Hylotrupes bajulus (Linnaeus) (Laboratory method). (Thuốc bảo quản gỗ-Xác định các giá trị độc phòng chống ấu trùng xén tóc Hylotrupes bajulus (Linnaeus) (Phương pháp phòng thí nghiệm))
EN 49-1, Wood preservatives-Determination of the protective effectiveness against Anobium punctatum (DeGeer) by egg-laying and larval survival-Part 1:Application by surface treatment (Laboratory method). (Thuốc bảo quản gỗ-Xác định hiệu lực phòng chống mọt Anobium punctatum (DeGeer) qua khả năng đẻ trứng và khả năng sống sót của ấu trùng-Phần 1:Áp dụng cho phương pháp xử lý bề mặt (Phương pháp trong phòng thí nghiệm))
EN 49-2, Wood preservatives-Determination of the protective effectiveness against Anobium punctatum (DeGeer) by egg-laying and larval survival-Part 2:Application by impregnation (Laboratory method). (Thuốc bảo quản gỗ-Xác định hiệu lực phòng chống mọt Anobium punctatum (DeGeer) qua khả năng đẻ trứng và khả năng sống sót của ấu trùng-Phần 2:Áp dụng cho phương pháp xử lý thấm sâu (Phương pháp trong phòng thí nghiệm))
EN 84, Wood preservatives-Accelerated ageing of treated wood prior to biological testing-Leaching procedure. (Thuốc bảo quản gỗ-Quy trình thuần thục nhanh gỗ đã xử lý thuốc bảo quản trước khi thử nghiệm sinh học-Phương pháp rửa trôi).
EN 113, Wood preservatives-Test method for determining the protective effectiveness against wood destroying basidiomycetes-Determination of the toxic values. (Thuốc bảo quản gỗ-Phương pháp thử xác định hiệu lực chống nấm hại gỗ basidiomycetes-Xác định các giá trị độc)
EN 117, Wood preservatives-Determination of toxic values against Reticulitermes species (European termites) (Laboratory method). (Thuốc bảo quản gỗ-Xác định các giá trị độc phòng chống mối Reticulitermes (mối Châu Âu) (Phương pháp trong phòng thí nghiệm))
EN 252, Field test method for determining the relative protective effectiveness of a wood preservative in ground contact. (Phương pháp thử nghiệm tại bãi thử tự nhiên nhằm xác định hiệu lực tương đối của một loại thuốc bảo quản khi tiếp xúc với đất)
EN 275, Wood preservatives-Determination of the protective effectiveness against marine borers. (Thuốc bảo quản gỗ-Xác định hiệu lực bảo quản phòng chống các loài côn trùng hại gỗ)
ENV 807:2001, Wood preservatives-Determination of the effectiveness against soft rotting micro-fungi and other soil inhabiting micro-organisms. (Thuốc bảo quản gỗ-Xác định hiệu lực phòng chống vi nấm gây mục mềm và các loài vi sinh vật khác trong đất)
CEN/TS 839, Wood preservatives-Detemination of the protective effectiveness against wood destroying basidiomycetes-Application by surface treatment. (Thuốc bảo quản gỗ-Xác định hiệu lực phòng chống nấm hại gỗ basidiomycetes-Áp dụng cho phương pháp xử lý bề mặt)
EN 1001-2:2005, Durability of wood and wood based products-Terminology-Part 2:Vocabulary. (Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ-Thuật ngữ-Phần 2:Từ vựng)
Quyết định công bố

Decision number

3480/QĐ-BKHCN , Ngày 15-11-2016
Ban kỹ thuật

Technical Committee

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cơ quan biên soạn

Compilation agency

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn