Tiêu chuẩn quốc gia
© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
_8*L9G3L4G0G0L0**R1R3R6R8R5R3*
Số hiệu
Standard Number
TCVN 11319:2016
Năm ban hành 2016
Publication date
Tình trạng
A - Còn hiệu lực (Active)
Status |
Tên tiếng Việt
Title in Vietnamese Xác định khả năng phân hủy sinh học hiếu khí hoàn toàn của các vật liệu nhựa trong môi trường nước – Phân tích lượng cacbon dioxit phát sinh -
|
Tên tiếng Anh
Title in English Determination of the ultimate aerobic biodegradability of plastic materials in an aqueous medium – Method by analysis of evolved carbon dioxide
|
Tiêu chuẩn tương đương
Equivalent to ISO 14852:1999
IDT - Tương đương hoàn toàn |
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)
By field
83.080.01 - Chất dẻo nói chung
|
Số trang
Page 28
Giá:
Price
Bản Giấy (Paper): 150,000 VNĐ
Bản File (PDF):336,000 VNĐ |
Phạm vi áp dụng
Scope of standard Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định mức độ phân hủy sinh học hiếu khí của vật liệu chất dẻo, bao gồm cả các vật liệu có chứa các phụ gia, bằng cách đo lượng cacbon dioxit sinh ra. Vật liệu thử được cho tiếp xúc trong một môi trường tổng hợp dưới các điều kiện thử nghiệm với vật liệu cấy được lấy từ bùn hoạt hóa, compost hoặc đất.
Nếu sử dụng bùn hoạt hóa không thích ứng làm vật liệu cấy thì phép thử này mô phỏng quá trình phân hủy sinh học xảy ra trong môi trường nước tự nhiên; nếu sử dụng vật liệu cấy đã được cho tiếp xúc trước hoặc trộn sẵn thì có thể sử dụng phương pháp này để kiểm tra khả năng phân hủy sinh học tiềm ẩn của vật liệu thử. Các điều kiện được sử dụng trong tiêu chuẩn này không cần thiết phải giống với các điều kiện tối ưu để quá trình phân hủy sinh học tối đa xảy ra, nhưng tiêu chuẩn này được xây dựng để xác định khả năng phân hủy sinh học tiềm ẩn của các vật liệu chất dẻo hoặc đưa ra chỉ dẫn về khả năng phân hủy sinh học của vật liệu trong các môi trường tự nhiên. Phương pháp này giúp cho việc đánh giá khả năng phân hủy sinh học có thể được cải thiện bằng cách tính toán cân bằng cacbon (tùy chọn, xem phụ lục C). Phương pháp này áp dụng cho các loại vật liệu sau: – Polyme tổng hợp và/hoặc tự nhiên, polyme đồng trùng hợp (copolyme) hoặc hỗn hợp của cả hai; – Vật liệu chất dẻo có các phụ gia như chất hóa dẻo, chất màu hoặc các hợp chất khác; – Polyme tan được trong nước; – Vật liệu mà trong các điều kiện của phép thử không ức chế các vi sinh vật có trong vật liệu cấy. Có thể xác định các ảnh hưởng ức chế bằng cách sử dụng phương án kiểm soát ức chế hoặc một phương pháp thích hợp khác (ví dụ xem ISO 8192[3]). Nếu vật liệu thử ức chế vi sinh vật trong vật liệu cấy thì sử dụng loại vật liệu cấy khác hoặc sử dụng vật liệu cấy được phơi nhiễm trước với nồng độ thử thấp hơn. |
Tiêu chuẩn viện dẫn
Nomative references
Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 6834:2000 (ISO 8245:1999), Chất lượng nước-Hướng dẫn xác định cacbon hữu cơ tổng số (TOC) và cacbon hữu cơ hòa tan (DOC). TCVN 6489:2009 (ISO 9439:1999), Chất lượng nước-Đánh giá khả năng phân hủy sinh học hiếu khí hoàn toàn của các hợp chất hữu cơ trong môi trường nước-Phép thử sự giải phóng cacbon dioxit. TCVN 6981:2001 (ISO 10634:1995), Chất lượng nước-Hướng dẫn chuẩn bị và xử lý hợp chất hữu cơ ít tan trong nước để đánh giá sự phân hủy sinh học trong môi trường nước. ISO/TR 15462:1997, Water quality-Selection of tests for biodegradability (Chất lượng nước-Lựa chọn các phép thử phân hủy sinh học). |
Quyết định công bố
Decision number
4248/QĐ-BKHCN , Ngày 30-12-2016
|