Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R3R4R5R8R3*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 11281-1:2015
Năm ban hành 2015

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Thiết bị luyện tập tại chỗ - Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử - 22
Tên tiếng Anh

Title in English

Stationary training equipment -- Part 1: General safety requirements and test methods
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 20957-1:2013
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

97.220.30 - Thiết bị thể thao trong nhà
Số trang

Page

22
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 150,000 VNĐ
Bản File (PDF):264,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử cho thiết bị luyện tập tại chỗ trừ khi có sự khác biệt trong các phần của bộ tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này cũng quy định các khía cạnh về môi trường.
Tiêu chuẩn này cũng quy định hệ thống phân loại (xem điều 4).
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả thiết bị luyện tập tại chỗ được định nghĩa trong 3.1, bao gồm thiết bị sử dụng trong khu vực luyện tập của các tổ chức như: liên đoàn thể thao, cơ sở giáo dục, khách sạn, phòng thể thao, câu lạc bộ, trung tâm phục hồi chức năng, phòng tập (loại S và I), ở đó việc tiếp cận và kiểm soát do người chủ sở hữu (người có trách nhiệm pháp lý) quy định, thiết bị dùng trong gia đình (loại H) và các loại thiết bị khác bao gồm thiết bị có động cơ dẫn động như định nghĩa trong 3.1.
Các yêu cầu trong tiêu chuẩn cụ thể của bộ TCVN (ISO 20957) được ưu tiên hơn các yêu cầu tương ứng của tiêu chuẩn chung này.
Nếu thiết bị luyện tập tại chỗ được sử dụng cho trẻ em dưới 14 tuổi thì có thể áp dụng tiêu chuẩn khác, trừ khi thiết bị luyện tập tại chỗ đó được dùng cho mục đích giáo dục ở trường học và các bối cảnh giáo dục khác cho trẻ em dưới sự giám sát của huấn luyện viên có trình độ chuyên môn.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thiết bị luyện tập tại chỗ dùng để sử dụng ngoài trời mà không có sự bảo vệ, ví dụ: có thể tiếp xúc tự do.
CHÚ THÍCH 1: Nếu người sử dụng có nhu cầu đặc biệt (phục hồi chức năng, dùng cho người khuyết tật) thì điều thiết yếu là người chủ sở hữu (người có trách nhiệm pháp lý) tiến hành đánh giá rủi ro cụ thể để xác định việc sử dụng an toàn và nếu cần, có sẵn nhân viên được đào tạo để giám sát hoạt động.
CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp thiết bị luyện tập tại chỗ dùng cho mục đích y tế, lưu ý đến các quy định của ngành y tế.
CHÚ THÍCH 3: Trong trường hợp thiết bị luyện lập tại chỗ dùng cho trẻ em, lưu ý đến các quy định hiện hành.
CHÚ THÍCH 4: Trong trường hợp thiết bị luyện tập tại chỗ được thiết kế cho người khuyết tật sử dụng, lưu ý các hướng dẫn liên quan của quốc gia.
CHÚ THÍCH 5: Liên quan đến khả năng cháy, lưu ý đến các quy định của quốc gia.
CHÚ THÍCH 6: Trong trường hợp thiết bị luyện tập tại chỗ có chứa các thành phần ảnh hưởng đến môi trường, lưu ý đến các quy định của quốc gia.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 257-1 (ISO 6508-1), Vật liệu bằng kim loại-Phép thử độ cứng Rockwell-Phần 1:Phương pháp thử).
ISO 12100, Safety of machinery-General principles for design-Risk assessment and risk reduction (An toàn thiết bị-Nguyên tắc chung về thiết kế-Đánh giá rủi ro và giảm thiểu rủi ro).
TCVN 5699-1 (IEC 60335-1), Thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự-An toàn-Phần 1:Yêu cầu chung.
TCVN 7303-1 (IEC 60601-1), Thiết bị điện y tế-Phần 1:Yêu cầu chung về an toàn cơ bản và tính năng thiết yếu.
Quyết định công bố

Decision number

4040/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2015