Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R3R0R4R0R0*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 11106:2015
Năm ban hành 2015

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Gốm mịm (gốm cao cấp, gốm kỹ thuật cao câp) - Xác định độ bền rạn nứt của gốm silic nitrua dùng cho viên bi ổ lăn tại nhiệt độ phòng bằng phương pháp rạn ấn lõm (IF) - 12
Tên tiếng Anh

Title in English

Fine ceramics (advanced ceramics, advanced technical ceramics) -- Test method for fracture resistance of silicon nitride materials for rolling bearing balls at room temperature by indentation fracture (IF) method
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 14627:2012
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

81.060.30 - Gốm cao cấp
Số trang

Page

12
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 100,000 VNĐ
Bản File (PDF):144,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền rạn nứt của viên bi ổ lăn silic nitrua tại nhiệt độ phòng bằng phương pháp rạn ấn lõm (IF), như được quy định trong TCVN 9101 (ISO 26602).
Tiêu chuẩn này áp dụng cho gốm monolithic silic nitrua sử dụng làm viên bi ổ lăn. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các vật liệu gốm khác.
Tiêu chuẩn này dùng để so sánh vật liệu và đảm bảo chất lượng.
Độ bền rạn nứt ấn lõm, KI, IFR được xác định trong tiêu chuẩn này không được coi là tương đồng với độ cứng rạn nứt được xác định sử dụng các phương pháp thử nghiệm khác như KIsc và KIpb.
CHÚ THÍCH: KI, IFR là ước lượng độ bền rạn nứt của vật liệu do vật ấn lõm gây ra và có mối tương quan với độ bền mài mòn và đặc tính mỏi tiếp xúc lăn cũng như quá trình gia công cơ khí được sử dụng đối với vật liệu silic nitrua do những đặc tính này bị ảnh hưởng bởi độ bền rạn nứt mở rộng ở khu vực hư hại cục bộ. Ngược lại, độ cứng rạn rứt, KIsc và KIpb là các đặc tính bên trong của vật liệu và liên quan đến hiện tượng nứt gãy vĩ mô và nứt gãy hoàn toàn với vết rạn nứt dài hơn là những hiện tượng được gây ra bởi sự tích lũy hư hại liên tiếp đi cùng với rạn nứt ngắn.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 9101:2011 (ISO 26602:2009), Gốm mịn (gốm cao cấp, gốm kỹ thuật cao cấp)-Vật liệu silic nitrua dùng cho viên bi ổ lăn.
TCVN ISO/IEC 17025:2007 (ISO/IEC 17025:2005), Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn.
ISO 4287:1997, Geometrical products specifications (GPS)-Surface texture:Profile method-Term, definitions and surface texture parameters (Đặc tính kỹ thuật của sản phẩm hình học (GPS)-Kết cấu bề mặt:phương pháp biên dạng-Thuật ngữ, định nghĩa và thông số kết cấu bề mặt)
ISO 6507-2:2005, Metallic materials-Vickers hardness test-Part 2:Verification and calibration of testing machines (Vật liệu kim loại-Thử nghiệm độ cứng Vickers-Phần 2:Kiểm tra xác nhận và hiệu chuẩn máy thử nghiệm)
ISO 6507-3:2005, Metallic materials-Vickers hardness test-Part 3:Calibration of reference blocks (Vật liệu kim loại-Thử nghiệm độ cứng Vickers-Phần 3:Hiệu chuẩn khối đối chứng)
ISO 17561:2002, Fine ceramics (advanced ceramics, advanced technical ceramics)-Test method for elastic môđune of monolithic ceramics at room temperature by sonic resonance [Gốm mịn (gốm cao cấp, gốm kỹ thuật cao cấp)-Phương pháp thử đối với môđun đàn hồi của gốm monolithic tại nhiệt độ phòng bằng cộng hưởng âm].
Quyết định công bố

Decision number

3752/QĐ-BKHCN , Ngày 21-12-2015