Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R2R7R5R9R2*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 10716:2015
Năm ban hành 2015

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Đo dòng chất lỏng trong kênh hở - Phương pháp mặt cắt - Độ dốc - 26
Tên tiếng Anh

Title in English

Liquid flow measurement in open channels -- Slope-area method
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 1070:1992 và sửa đổi 1:1997
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

17.120.20 - Dòng chảy trong kênh hở
Số trang

Page

26
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 150,000 VNĐ
Bản File (PDF):312,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định lưu lượng chất lỏng trong kênh hở từ các quan sát của độ dốc mặt nước và diện tích mặt cắt ngang của kênh. Tiêu chuẩn này thích hợp sử dụng trong điều kiện đặc biệt khi đo trực tiếp lưu lượng bằng các phương pháp chính xác hơn khi không thể áp dụng được phương pháp mặt cắt - vận tốc.
Phương pháp mặt cắt - độ dốc có thể được sử dụng trong kênh hở có các biên, đáy và mặt bên ổn định với độ chính xác có thể chấp nhận được (ví dụ, khi có đá hoặc đất sét dính), trong các kênh có độ nhám và trong các kênh làm bằng vật liệu chất lượng kém. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng trong các kênh phù sa, bao gồm các kênh có dòng tràn bờ hoặc các mặt cắt ngang của kênh không đồng đều, tuy nhiên trong các trường hợp này phương pháp đo có độ không đảm bảo đo lớn do việc lựa chọn hệ số nhám (như hệ số Manning, n hoặc hệ số Chezy, C).
Thông thường, phương pháp có thể được sử dụng để xác định lưu lượng
a) tại thời điểm xác định các chiều cao cột nước từ một tập hợp các thiết bi đo;
b) đối với dòng đỉnh để lại các vạch dấu trên một tập hợp các thiết bị đo hoặc khi mức đỉnh được ghi lại bởi tập hợp các thiết bị đo.
c) đối với dòng đỉnh để lại các vạch dấu của mức nước cao dọc theo các bờ dòng chảy.
Phương pháp này không thích hợp sử dụng trong các kênh quá lớn, các kênh có độ dốc mặt nước bằng phẳng và lượng bùn cát cao hoặc các kênh có độ võng lớn.
Mặc dù độ chính xác của các kết quả thu được bằng phương pháp mặt cắt - độ dốc thấp hơn độ chính xác của các kết quả thu được bằng phương pháp mặt cắt - vận tốc, nhưng phương pháp mặt cắt - độ dốc đôi khi là phương pháp duy nhất có thể được sử dụng để xác định giới hạn các đường cong lưu lượng ở mức rất cao khi độ lớn của dòng không thể xác định được bằng các phương pháp đo lưu lượng khác.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
ISO 772:1988, Hydrometry-Vocabulary and symbols (Đo đạc thủy văn-Từ vựng và kí hiệu)
ISO 1100-2:1982, Liquid flow measurement in open channels-Part 2:Determination of the stage-discharge relationship (Đo dòng chất lỏng trong kênh hở-Xác định đường cong lưu lượng)
ISO 4373:19791), Measurement of liquid flow measurement in open channels-Water level measuring devices (Đo dòng chất lỏng trong kênh hở-Thiết bị đo mức nước)
ISO 5168:1978, Measurement of fluid flow-Estimation of uncertainty of a flow-rate measurement (Đo dòng lưu chất-Đánh giá độ không đảm bảo đo của phép đo lưu lượng)2)