Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R1R4R1R7R2*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 10065:2013
Năm ban hành 2013

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Yêu cầu về an toàn sản phẩm tiêu dùng đối với trang sức dành cho trẻ em
Tên tiếng Anh

Title in English

Standard Specification for Consumer Product Safety for Children’s Jewelry
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ASTM F2923:2011
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

97.190 - Thiết bị dùng cho trẻ con
Số trang

Page

35
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 200,000 VNĐ
Bản File (PDF):420,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp thử cho các nguyên tố được quy định và một số nguy hiểm cơ học cụ thể đối với trang sức dành cho trẻ em. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra các khuyến nghị về việc dán nhãn quy định tuổi sử dụng, các cảnh báo, và các hướng dẫn để xác định đối tượng sử dụng chủ yếu (trẻ em hoặc người lớn). Tiêu chuẩn này không bao quát tất cả các trường hợp nguy hiểm có thể nhận thức được của trang sức dành cho trẻ em. Tiêu chuẩn này cũng không bao gồm các yêu cầu về đặc tính hoặc chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp có liên quan đến tính an toàn sản phẩm. Tiêu chuẩn này không quy định các yêu cầu liên quan đến các tính chất cơ bản của trang sức và các nguy hiểm thuộc về chức năng của trang sức dành cho trẻ em, như các chi tiết nhỏ. Tiêu chuẩn này thiết lập các yêu cầu xác nhận rằng, không phải tất cả các trang sức là phù hợp cho mọi nhóm tuổi. Trang sức được khuyến cáo là không được dùng cho trẻ từ 3 tuổi trở xuống mà không có sự giám sát của cha mẹ.
1.2. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho đồ trang sức, như đề cập trong 3.2.1, được thiết kế hoặc chủ yếu dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống theo định nghĩa trong 3.2.2. Trang sức dành cho trẻ em là sản phẩm được thiết kế và sử dụng chủ yếu làm đồ trang sức cho trẻ đeo. Nó có thể là một sản phẩm hay một chi tiết của sản phẩm mà trẻ đeo vào và tháo ra được như là một món đồ trang sức (ví dụ, vật trang trí hình chiếc giầy được gắn lên vòng đeo tay).
1.3. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các sản phẩm sau:
1.3.1. Trang sức đồ chơi hoặc các sản phẩm khác được trẻ sử dụng để chơi (ví dụ, vòng đeo cổ của búp bê hoặc của thú đồ chơi; những đồ trang sức mới lạ được dùng để chơi)[1];
1.3.2. Phụ kiện (như túi xách, dây lưng);
1.3.3. Đồ trang trí (trừ các trang sức được mô tả ở 3.2.1 (p));
1.3.4. Giầy dép (trừ các trang sức được mô tả ở 3.2.1 (p));
1.3.5. Tất cả các vật dụng khác có chức năng cơ bản là để sử dụng (như chìa khóa, dây khóa, hoặc các vật dụng khác không được dùng để đeo dưới dạng trang sức cá nhân).
1.4. Tiêu chuẩn này bao gồm các điều sau:
1.5. Các lưu ý sau đây chỉ liên quan đến phương pháp thử của tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích giải quyết tất cả những vấn đề về an toàn, nếu có, liên quan đến cách sử dụng sản phẩm. Đây là trách nhiệm của người sử dụng tiêu chuẩn này để thiết lập các thao tác an toàn và sức khỏe phù hợp và xác định tính khả dụng của các giới hạn được quy định trước khi sử dụng.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 6238-3:1997[2] (BS EN 71-3:1995), An toàn đồ chơi trẻ em. Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại.
BS EN 1811:2011
ASTM E1613, Standard Test Method for Determination of Lead by Inductively Coupled Plasma Atomic Emission Spectrometry (ICP-AES), Flame Atomic Absorption Spectrometry (FAAS), or Graphite Furnace Atomic Absorption Spectrometry (GFAAS) Techniques (Phương pháp xác định chì bằng Kỹ thuật phổ phát xạ nguyên tử plasma cặp cảm ứng (ICP-AES), Kỹ thuật phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (FAAS) hoặc Kỹ thuật phổ hấp thụ nguyên tử lò đốt graphit (GFAAS))
ASTM F963, Standard Consumer Safety Specification for Toy Safety (Yêu cầu kỹ thuật an toàn sản phẩm tiêu dùng đối với đồ chơi).
CPSC-CH-E1003-09, Standard operating Procedure for Determining Lead (Pb) in Paint and Other Similar Surface Coatings, Apil 26, 2009 (Quy trình thực hành chuẩn để xác định chì (Pb) có trong sơn và lớp phủ bề mặt tương tự khác, ngày 26 tháng 4 năm 2009).
CPSC-CH-E1002-08, Standard Operating Procedure for Determining Total Lead (Pb) in Non-Metal Children’s Products February 1, 2009 (Quy trình thực hành chuẩn để xác định Tổng hàm lượng Chì (Pb) trong sản phẩm không phải là kim loại dành cho trẻ em, ngày 1 tháng 2 năm 2009).
CPSC-CH-E1001-08, Total Lead (Pb) in Children\'s Metal Products (Including Children\'s Metal Jewelry) Standard Operating Procedure (Quy trình thực hành chuẩn để xác định Tổng lượng Chì (Pb) trong sản phẩm bằng kim loại dành cho trẻ em (bao gồm trang sức bằng kim loại)).
CPSC-CH-E1004-11, Standard Operating Procedure for Determining Cadmium (Cd) Extractability from Children’s Metal Jewelry (Quy trình thực hành chuẩn để xác định hàm lượng Cadmi(Cd) thôi nhiễm từ trang sức bằng kim loại dành cho trẻ em).
Quyết định công bố

Decision number

4238/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2013