Tiêu chuẩn quốc gia
© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
_8*L9G3L4G0G0L0**R1R4R0R9R9R7*
Số hiệu
Standard Number
TCVN 9944-8:2016
Năm ban hành 2016
Publication date
Tình trạng
A - Còn hiệu lực (Active)
Status |
Tên tiếng Việt
Title in Vietnamese Phương pháp thống kê trong quản lý quá trình – Năng lực và hiệu năng – Phần 8: Hiệu năng máy của quá trình sản xuất đa trạng thái
|
Tên tiếng Anh
Title in English Statistical methods in process management − Capability and performance − Part 8: Machine performance of a multi– state production process
|
Tiêu chuẩn tương đương
Equivalent to ISO 22514-8:2014
IDT - Tương đương hoàn toàn |
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)
By field
03.120.30 - Áp dụng các phương pháp thống kê
|
Số trang
Page 51
Giá:
Price
Bản Giấy (Paper): 204,000 VNĐ
Bản File (PDF):612,000 VNĐ |
Phạm vi áp dụng
Scope of standard Tiêu chuẩn này nhằm mục đích xác định phương pháp đánh giá để định lượng năng lực ngắn hạn của quá trình sản xuất (năng lực của công cụ sản xuất, gọi rộng ra là năng lực), nghĩa là chỉ số hiệu năng máy, để đảm bảo phù hợp với đặc trưng sản phẩm đo được có dung sai, khi quá trình đề cập đến không được đặc trưng bởi bất kỳ loại hệ thống phân loại nào.
Nếu quá trình sản xuất tích hợp hệ thống phân loại, thì hệ thống này (loại bỏ các chi tiết không phù hợp) cần được phân tích độc lập. Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích xác định các phương pháp đánh giá năng lực của quá trình sản xuất được đo thông qua quan trắc lâu dài (chỉ số năng lực của quá trình hay hiệu năng của quá trình). Tiêu chuẩn này xác định – nguyên tắc hướng dẫn xây dựng các chỉ số để định lượng năng lực, và – các phương pháp thống kê cần sử dụng. Đặc trưng sử dụng để đánh giá năng lực quá trình sản xuất có phân bố thống kê và giả định cho trước là ít nhất một trong những phân bố này là nhiều mốt. Phân bố được giả định là nhiều mốt nếu nó do ảnh hưởng rõ rệt của ít nhất một nguyên nhân gây ra sự khác biệt đáng kể giữa các cá thể sản xuất. Tiêu chuẩn này áp dụng, ví dụ cho các đặc trưng được tạo ra bằng các quá trình như dưới đây: – vật đúc nhiều lỗ: sản xuất đồng thời nhiều chi tiết giống nhau từ khuôn nhiều lỗ. Vì mỗi lỗ có hình dạng và vị trí riêng của nó trong cấu trúc khuôn, nên có thể tạo ra sự khác biệt hệ thống cho kết quả đầu ra; - gia công nhiều mâm cặp: chi tiết được sản xuất tại cùng một thời điểm, nhưng các chi tiết sản xuất được bố trí liên quan đến công cụ sản xuất bằng các hệ thống mâm cặp khác nhau. Vì mỗi mâm cặp có hình dạng, kẹp khung riêng, v.v…, nên có thể tạo sự khác biệt hệ thống cho kết quả đầu ra; - xử lý tải mẻ: xử lý nhiệt áp dụng tại cùng một thời điểm trên tập hợp các chi tiết giống nhau (tải mẻ) phân bố trong không gian lò xác định trước. Vị trí của cá thể trong mẻ đối với lò có thể ảnh hưởng đến kết quả đầu ra. Mỗi lỗ, mâm cặp, hay vị trí trong tải mẻ tương ứng với một trạng thái khác nhau. Quá trình đa trạng thái có thể được hiểu là kết quả của sự kết hợp các trạng thái khác nhau trong cùng quá trình (ví dụ: lỗ, mâm cặp, vị trí trong tải mẻ). CHÚ THÍCH: Cần đảm bảo rằng sự khác biệt có hệ thống đó, nếu có, chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong sai số cho phép để tác động của chúng không gây tổn hại và không ảnh hưởng đến năng lực của quá trình. |
Tiêu chuẩn viện dẫn
Nomative references
Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 8244 (ISO 3534), Thống kê học-Từ vựng và ký hiệu TCVN 6910 (ISO 5725), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và TCVN 9944-3 (ISO 22514-3), Phương pháp thống kê trong quản lý quá trình-Năng lực và hiệu năng TCVN 9595-3:2012 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), Độ không đảm bảo đo-Phần 3:Hướng dẫn trình bày TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), Từ vựng quốc tế về đo lường học-Khái niệm, thuật ngữ |
Quyết định công bố
Decision number
4187/QĐ-BKHCN , Ngày 30-12-2016
|