Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R1R6R8R1R7*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 9621-1:2013
Năm ban hành 2013

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Ảnh hưởng của dòng điện lên người và gia súc - Phần 1: Khía cạnh chung
Tên tiếng Anh

Title in English

Effects of current on human beings and livestock - Part 1: General aspects
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

IEC/TS 60479-1:2005
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

13.200 - Khống chế tai nạn giao thông và thảm họa
Số trang

Page

61
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 244,000 VNĐ
Bản File (PDF):732,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Đối với tuyến dòng điện cho trước đi qua cơ thể người, nguy hiểm cho con người phụ thuộc chủ yếu vào độ lớn và thời gian của dòng điện chạy qua. Tuy nhiên, các vùng thời gian/dòng điện quy định trong các điều dưới đây, trong nhiều trường hợp, không áp dụng trực tiếp trong thực tế để thiết kế các biện pháp bảo vệ chống điện giật. Tiêu chí cần thiết là giới hạn chấp nhận được của điện áp tiếp xúc (tức là tích của dòng điện qua cơ thể người được gọi là dòng điện tiếp xúc và trở kháng của cơ thể) là hàm của thời gian. Quan hệ giữa dòng điện và điện áp không tuyến tính vì trở kháng của cơ thể người thay đổi theo điện áp tiếp xúc và do đó cần có dữ liệu về mối quan hệ này. Các phần khác nhau của cơ thể người (ví dụ như da, máu, cơ, các mô khác và khớp) có trở kháng nhất định đối với dòng điện, trở kháng này gồm thành phần điện trở và thành phần điện dung.
Giá trị trở kháng của cơ thể người phụ thuộc vào một số yếu tố và, đặc biệt, phụ thuộc vào tuyến dòng điện, điện áp tiếp xúc, thời gian dòng điện chạy qua, tần số, độ ẩm trên da, diện tích bề mặt tiếp xúc, áp lực đặt vào và nhiệt độ.
Giá trị trở kháng được chỉ ra trong tiêu chuẩn này được rút ra từ sự xem xét kỹ lưỡng các kết quả thực nghiệm sẵn có từ các phép đo tiến hành chủ yếu trên tử thi và trên một số người sống.
Kiến thức về ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều chủ yếu dựa trên kết quả có được liên quan đến ảnh hưởng của dòng điện ở tần số 50 Hz hoặc 60 Hz là tần số phổ biến nhất trong các hệ thống lắp đặt điện. Tuy nhiên, các giá trị đưa ra được coi là có thể áp dụng cho dải tần từ 15 Hz đến 100 Hz, giá trị ngưỡng ở các giới hạn của dải này cao hơn giá trị ngưỡng ở 50 Hz hoặc 60 Hz. Về nguyên tắc, rủi ro rung tâm thất được coi là cơ chế chính gây tử vong của các ca tai nạn chết người về điện.
Tai nạn với dòng điện một chiều ít hơn rất nhiều so với quy mô các ứng dụng điện một chiều, và tai nạn chết người về điện chỉ xảy ra trong các điều kiện rất bất lợi, ví dụ trong mỏ hầm lò. Điều này một phần là do thực tế với dòng điện một chiều, việc thả tay của các phần nắm vào là ít khó khăn hơn và thời gian điện giật dài hơn chu kỳ tim, ngưỡng gây rung tâm thất cao hơn đáng kể so với dòng điện xoay chiều.
CHÚ THÍCH: Bộ tiêu chuẩn này đưa ra các thông tin về trở kháng của cơ thể và ngưỡng dòng điện qua cơ thể đối với các ảnh hưởng khác nhau về sinh lý. Thông tin này có thể kết hợp để ước lượng ngưỡng điện áp tiếp xúc xoay chiều và một chiều đối với các tuyến dòng điện nhất định trong cơ thể, điều kiện ẩm tiếp xúc và diện tích da tiếp xúc. Thông tin về ngưỡng điện áp tiếp xúc đối với ảnh hưởng sinh lý được nêu trong IEC 61201.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
IEC 61201:1992, Extra-low voltage (ELV)-Limit values (Điện áp cực thấp-Giá trị giới hạn)
Quyết định công bố

Decision number

2700/QĐ-BKHCN , Ngày 30-08-2013