Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R0R7R4R9R5*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 9467:2012
Năm ban hành 2012

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Chất thải rắn - Phương pháp phát hiện điểm nóng sử dụng mô hình tìm kiếm lưới-điểm (mạng lưới)
Tên tiếng Anh

Title in English

Standard Practice for Detecting Hot Spots Using Point-Net (Grid) Search Patterns
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ASTM D6982-09
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

13.020.99 - Các tiêu chuẩn khác có liên quan đến bảo vệ môi trường
Số trang

Page

18
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 100,000 VNĐ
Bản File (PDF):216,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

1.1. Tiêu chuẩn này cung cấp các phương trình, đồ thị, và tham khảo các chương trình máy tính, để tính xác suất phát hiện điểm nóng sử dụng mô hình tìm kiếm lưới-điểm (đó là mạng lưới). Các điểm nóng, nói chung gọi là các mục tiêu, được coi như vô hình trên mặt đất. Các điểm nóng có thể bao gồm các hồ nguyên là hồ chứa nước mặt và hố tiêu hủy chất thải, cũng như chất gây ô nhiễm trong nước ngầm hoặc vùng nước ngầm.
1.2. Đối với mục đích tính xác suất phát hiện, các điểm nóng hoặc các đối tượng bị chôn lấp được coi như có hình dạng elip khi chiếu vuông góc với mặt đất, và mô hình tìm kiếm là hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình thoi. Các giả định về kích thước và hình dạng của các điểm nóng nghi ngờ là hạn chế chính của phương pháp này, và phải được xét đoán bằng thông tin mang tính lịch sử. Một hạn chế khác là các ranh giới điểm nóng thường không rõ ràng và riêng biệt.
1.3. Nói chung, không nên sử dụng phương pháp này thay cho phương pháp địa vật lý bề mặt để phát hiện các đối tượng bị chôn lấp, kể cả các hệ thống phụ trợ ngầm, nơi các đối tượng bị chôn lấp như vậy có thể được phát hiện bằng những phương pháp này (xem ASTM D6429).
1.4. Lấy mẫu tìm kiếm thường được thực hiện trong quá trình điều tra sơ bộ về vị trí chất thải nguy hại hoặc các cơ sở quản lý chất thải nguy hại (xem ASTM D5730). Có thể thực hiện việc lấy mẫu thông qua phương pháp khoan hoặc đẩy-trực tiếp. Ngược lại, hướng dẫn lấy mẫu sử dụng cho mục đích thực hiện các suy luận mang tính thống kê về đặc điểm tập hợp (ví dụ: nồng độ chất gây ô nhiễm) có thể tham khảo theo ASTM D6311.
1.5. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các giới hạn quy định trước khi đưa vào sử dụng.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
ASTM D5730, Guide for site characterization for environmental purposes with emphasis on soil, rock, the vadose zone and ground water (Hướng dẫn đặc tính vị trí cho các mục đích môi trường với tầm quan trọng của đất, đá, vùng nước ngầm và nước dưới đất).
ASTM D6051, Guide for composite sampling and field subsampling for environmental waste management activities (Hướng dẫn lấy mẫu tổ hợp và lấy mẫu phụ hiện trường cho các hoạt động quản lý chất thải môi trường).
ASTM D6311, Guide for generation of environmental data related to waste management activities:Selection and optimization of sampling design (Hướng dẫn sự hình thành dữ liệu môi trường liên quan đến các hoạt động quản lý chất thải:Lựa chọn và tối ưu hóa thiết kế lấy mẫu).
ASTM D6429, Guide for selecting surface geophysical methods (Hướng dẫn lựa chọn các phương pháp địa vật lý bề mặt).
Quyết định công bố

Decision number

3581/QĐ-BKHCN , Ngày 27-12-2012