Tiêu chuẩn quốc gia
© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
_8*L9G3L4G0G0L0**R1R0R6R9R6R2*
Số hiệu
Standard Number
TCVN 9386:2012
Năm ban hành 2012
Publication date
Tình trạng
A - Còn hiệu lực (Active)
Status |
Tên tiếng Việt
Title in Vietnamese Thiết kế công trình chịu động đất - Phần 1: Quy định chung, tác động động đất và quy định đối với kết cấu nhà; Phần 2: Nền móng, tường chắn và các vấn đề địa kỹ thuật
|
Tên tiếng Anh
Title in English Design of structures for earthquake resistances - Part 1: General rules, seismic actions and rules for buildings; Part 2: Foundations, retaining structures and geotechnical aspects
|
Thay thế cho
Replace TCXDVN 375:2006
|
Lịch sử soát xét
History of version
|
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)
By field
91.120.25 - Ðộng đất và phòng sự rung
|
Số trang
Page 288
Giá:
Price
Bản Giấy (Paper): 1,152,000 VNĐ
Bản File (PDF):3,456,000 VNĐ |
Phạm vi áp dụng
Scope of standard 1.1.1. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn: Thiết kế công trình chịu động đất
(1)P Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế nhà và công trình xây dựng trong vùng có động đất. Mục đích của tiêu chuẩn này là để bảo đảm trong trường hợp có động đất thì: - Sinh mạng con người được bảo vệ; - Các hư hỏng được hạn chế; - Những công trình quan trọng có chức năng bảo vệ dân sự vẫn có thể duy trì hoạt động. CHÚ THÍCH: Do bản chất ngẫu nhiên của hiện tượng động đất cũng như những hạn chế của các giải pháp hiện có nhằm giải quyết hậu quả động đất nên những mục đích nói trên chỉ là tương đối khả thi và chỉ có thể đánh giá thông qua khái niệm xác suất. Mức độ bảo vệ đối với các loại công trình khác nhau chỉ có thể đánh giá thông qua khái niệm xác suất là một bài toán phân bổ tối ưu các nguồn tài nguyên và do vậy có thể thay đổi tùy theo từng quốc gia, tùy theo tầm quan trọng tương đối của nguy cơ động đất so với các nguy cơ do các nguyên nhân khác cũng như tùy theo điều kiện kinh tế nói chung. (2)P Những công trình đặc biệt như nhà máy điện hạt nhân, công trình ngoài khơi và các đập lớn nằm ngoài phạm vi quy định của tiêu chuẩn này. (3)P Ngoài những điều khoản của các tiêu chuẩn khác có liên quan, tiêu chuẩn thiết kế này chỉ bao gồm những điều khoản buộc phải tuân theo khi thiết kế công trình trong vùng động đất. Tiêu chuẩn này bổ sung về khía cạnh kháng chấn cho các tiêu chuẩn khác. 1.1.2. Phạm vi áp dụng của Phần 1 (1) Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế nhà và công trình xây dựng trong vùng có động đất. Tiêu chuẩn được chia thành 10 chương, trong đó có một số chương dành riêng cho thiết kế nhà. (2) Chương 2 bao gồm những yêu cầu về tính năng và các tiêu chí cần tuân theo áp dụng cho nhà và công trình xây dựng trong vùng động đất. (3) Chương 3 bao gồm những quy định biểu diễn tác động động đất và việc tổ hợp chúng với các tác động khác. (4) Chương 4 bao gồm những quy định thiết kế chung, đặc biệt liên quan đến nhà. (5) Chương 5 tới chương 9 gồm những quy định thiết kế cụ thể cho các loại vật liệu, cấu kiện và kết cấu khác nhau, đặc biệt liên quan đến nhà. - Chương 5: Những quy định cụ thể cho kết cấu bêtông; - Chương 6: Những quy định cụ thể cho kết cấu thép; - Chương 7: Những quy định cụ thể cho kết cấu liên hợp thép - bêtông; - Chương 8: Những quy định cụ thể cho kết cấu gỗ; - Chương 9: Những quy định cụ thể cho kết cấu xây; (6) Chương 10 bao gồm những yêu cầu cơ bản và các khía cạnh cần thiết khác của việc thiết kế và độ an toàn có liên quan tới cách chấn đáy kết cấu, đặc biệt là cách chấn đáy nhà. (7) Phụ lục C bao gồm những quy định bổ sung liên quan tới việc thiết kế cốt thép bản cánh của dầm liên hợp thép - bêtông ở vị trí nút dầm - cột của khung chịu mômen. CHÚ THÍCH: Phụ lục tham khảo A và phụ lục tham khảo B bao gồm những quy định bổ sung liên quan đến phổ phản ứng chuyển vị đàn hồi và liên quan đến chuyển vị mục tiêu trong phân tích phi tuyến tĩnh. |
Tiêu chuẩn viện dẫn
Nomative references
Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
EN 1990, Eurocode-Basis of structural design (Cơ sở thiết kế kết cấu). EN 1992-1-1, Eurocode 2-Design of concrete structures-Part 1-1:General-Common rules for building and civil engineering structures (Thiết kế kết cấu bêtông-Phần 1-1:Tổng quát-Những quy định chung và những quy định cho nhà và công trình dân dụng). EN 1993-1-1, Eurocode 3-Design of steel structures-Part 1-1:General-rules (Thiết kế kết cấu thép-Phần 1-1:Tồng quát-Những quy định chung). EN 1994-1-1, Eurocode 4-Design of composite steel and concrete structures-Part 1-1:General-Common rules and rules for buildings (Thiết kế kết cấu liên hợp thép-bêtông-Phần 1-1:Tổng quát-Những quy định chung và những quy định cho nhà). EN 1995-1-1, Eurocode 5-Design of timber structures-Part 1-1:General-Common rules and rules for buildings (Thiết kế kết cấu gỗ-Phần 1-1:Tổng quát-Những quy định chung và những quy định cho nhà). EN 1996-1-1, Eurocode 6-Design of masonry structures-Part 1-1:General-rules reinforced and unreinforced masonry (Thiết kế kết cấu xây-Phần 1-1:Tổng quát-Những quy định cho kết cấu xây có cốt thép và không có cốt thép). EN 1997-1-1, Eurocode 7-Geotechnical design-Part 1-1 General-rules (Thiết kế địa kỹ thuật-Phần 1:Những quy định chung). TCVN 7870 (ISO 80000), The international system of units (SI) and its application (Đơn vị đo lường quốc tế (hệ SI) và ứng dụng của nó) EN 1090-1, Execution of steel structures-Part 1:General rules and rules for buildings (Thi công kết cấu thép-Phần 1:Những quy định chung và những quy định cho nhà). |
Quyết định công bố
Decision number
3560/QĐ-BKHCN , Ngày 27-12-2012
|