Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R6R8R0R3R1*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 7444-8:2005
Năm ban hành 2005

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Xe lăn - Phần 8: Yêu cầu và phương pháp thử độ bền tĩnh, độ bền va đập và độ bền mỏi
Tên tiếng Anh

Title in English

Wheelchairs - Part 8: Requirements and test methods for static, impact and fatigue strengths
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 07176-8:1998
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

11.180.10 - Trợ giúp và đáp ứng để di chuyển (bao gồm xe lăn, gậy chống và thiết bị nâng)
Số trang

Page

67
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 268,000 VNĐ
Bản File (PDF):804,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với độ bền tĩnh, độ bền va đập và độ bền mỏi của xe lăn, bao gồm cả xe scutơ dùng cho người sử dụng có khối lượng không vượt quá 100 kg. Tiêu chuẩn quy định các phương pháp thử để xác định các yêu cầu về độ bền có được đáp ứng hay không. Tiêu chuẩn cũng quy định các yêu cầu về việc công bố các kết quả thử.
Cũng có thể sử dụng các phương pháp thử để xác minh các yêu cầu của nhà sản xuất đối với sản phẩm có vượt qua các yêu cầu tối thiểu của tiêu chuẩn này hay không.
Quy định một cấu hình chuẩn đối với các xe lăn và xe scutơ điều chỉnh được để có thể sử dụng các kết quả thử vào việc so sánh tính năng làm việc của xe.
Tiêu chuẩn áp dụng cho xe lăn có người điều khiển chạy bằng tay và xe lăn điện dùng cho người tàn tật đi lại trong nhà và ngoài nhà. Đối với xe lăn điện, tiêu chuẩn áp dụng cho các xe lăn có vận tốc lớn nhất không lớn hơn 15 km/h và có không quá hai bánh xe được dẫn động, ba hoặc nhiều bánh xe được bố trí trên hai trục ngang song song với nhau.
CHÚ THÍCH 1: Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các xe lăn có các bánh xe được lắp trên nhiều hơn hai trục [ví dụ như trong cấu hình “diamon”].
CHÚ THÍCH 2: Có thể sử dụng các điều của tiêu chuẩn này làm cơ sở để phát triển các yêu cầu và các phương pháp thử cho các xe lăn không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.
Việc áp dụng tiêu chuẩn này được hạn chế cho các xe lăn có khối lượng lớn nhất của người đi xe 100 kg, bởi vì đây là khối lượng lớn nhất của người nộm thử quy định trong ISO 7176-11. Cần có những công trình xa hơn để nghiên cứu ảnh hưởng của lối sống của những người có khối lượng cơ thể lớn hơn.
CHÚ THÍCH 3: Trong tiêu chuẩn này xe lăn chạy bằng tay hoặc xe lăn điện, bao gồm cả xe scutơ được gọi tắt là xe lăn.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
ISO 845:1988, Cellular plastics and rubbers-Determination of apparent (bulk) density (Chất dẻo và xốp cao su xốp-Xác định mật độ biểu kiến).
ISO 2439:1997, Flexible cellular polymeric materials-Determination of hardness (indentation technique) [Vật liệu polime xốp, dẻo-Xác định độ cứng (kỹ thuật vết lõm)].
ISO 6440:1985, Wheelchairs-Nomenclature, terms and definitions (Xe lăn-Danh mục, thuật ngữ và định nghĩa).
TCVN 7444-6:2004 (ISO 7176-6:1988), Xe lăn-Phần 6:Xác định vận tốc lớn nhất gia tốc và gia tốc chậm dần của xe lăn điện.
TCVN 7444-7:2004 (ISO 7176-7:1988), Xe lăn-Phần 7:Đo các kích thước của ghế ngồi và bánh xe.
ISO 7176-11:1996, Wheelchairs-Part 11:Test dummies (Xe lăn-Phần 11:Người nộm thử).
ISO 7176-15:1996, Wheelchairs-Part 15:Requirements for information disclosure, documentation and labelling (Xe lăn-Phần 15:Yêu cầu về công bố các thông tin, tài liệu và ghi nhãn).
Quyết định công bố

Decision number

2731/ QĐ/ BKHCN