Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R7R2R5R8R8*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 6881:2007
Năm ban hành 2007

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Quần áo bảo vệ - Quần áo chống hoá chất - Xác định khả năng chống thẩm thấu chất lỏng và khí của vật liệu làm quần áo bảo vệ
Tên tiếng Anh

Title in English

Protective clothing - Protection against chemicals - Determination of resistance of protective clothing materials to permeation by liquids and gases
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 06529:2001
IDT - Tương đương hoàn toàn
Thay thế cho

Replace

Lịch sử soát xét

History of version

Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

13.340.10 - Quần áo bảo hộ
Số trang

Page

41
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 164,000 VNĐ
Bản File (PDF):492,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này mô tả các phương pháp thử trong phòng thí nghiệm cho phép xác định khả năng chống thẩm thấu hóa chất lỏng hoặc khí của vật liệu được sử dụng làm quần áo bảo vệ dưới các điều kiện tiếp xúc liên tục hoặc không liên tục.
Phương pháp A (xem 8.3) có thể áp dụng đối với phép thử các hóa chất lỏng, dễ bay hơi hoặc có thể hòa tan trong nước, được dự tính là tiếp xúc liên tục với vật liệu làm quần áo bảo vệ.
Phương pháp B (xem 8.4) có thể áp dụng đối với phép thử các hóa chất khí được dự tính là tiếp xúc liên tục với vật liệu làm quần áo bảo vệ.
Phương pháp C (xem 8.5) có thể áp dụng đối với phép thử các hóa chất lỏng, dễ bay hơi hoặc có thể hòa tan trong nước, được dự tính là tiếp xúc không liên tục với vật liệu làm quần áo bảo vệ.
Các phương pháp thử này chỉ thích hợp đối với phép thử vật liệu làm quần áo bảo vệ không thấm khí. Các phương pháp thử đánh giá độ chống thẩm thấu của vật liệu làm quần áo bảo vệ dưới điều kiện phòng thí nghiệm được biểu hiện dưới dạng thời gian thẩm thấu, tốc độ thẩm thấu, và thẩm thấu tích tụ. Các phương pháp thử này cũng có thể cho phép quan sát những tác động của chất lỏng thử lên vật liệu làm quần áo bảo vệ trong khi thử.
Các phương pháp thử này chỉ cho biết tính năng của vật liệu hoặc các kết cấu cụ thể của vật liệu (ví dụ, các mối ghép) được sử dụng trong quần áo bảo vệ. Các phương pháp thử này không cho biết thiết kế, kết cấu tổng thể và các bộ phận cấu thành, hoặc các bề mặt chung của quần áo hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến yêu cầu bảo vệ toàn diện của quần áo bảo vệ.
Cần nhấn mạnh rằng các phép thử này không cần thiết phải mô phỏng các điều kiện mà vật liệu làm quần áo phải tiếp xúc trong thực tế. Bởi vậy việc sử dụng các dữ liệu thử nghiệm phải được hạn chế trong việc đánh giá so sánh chung các loại vải theo các đặc trưng chống thẩm thấu của chúng.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 1748:2007 (ISO 139:2005), Vật liệu dệt-Môi trường chuẩn để điều hòa và thử
TCVN 5071:2007 (ISO 5084:1996), Vật liệu dệt-Xác định độ dày của vật liệu dệt và sản phẩm dệt. TCVN 7837 – 2:2007 (ISO 2286-2), Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo-Xác định đặc tính cuộn-Phần 2:Các phương pháp xác định khối lượng tổng của một đơn vị diện tích, khối lượng của một đơn vị diện tích của lớp bảo vệ và khối lượng của một đơn vị diện tích của lớp lót
TCVN 7837 – 3:2007 (ISO 2286-3), Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo-Xác định đặc tính cuộn-Phần 3:Phương pháp xác định độ dày
ISO 3801, Textiles-Woven fabrics-Determination of mass per unit length and mass per unit area (Vật liệu dệt-Vải dệt thoi-Xác định khối lượng trên đơn vị độ dài và khối lượng trên đơn vị diện tích)
Quyết định công bố

Decision number

3205/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2007