Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R9R7R3R9R0*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 6701:2011
Năm ban hành 2011

Publication date

Tình trạng W - Hết hiệu lực (Withdraw)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp xác định lưu huỳnh bằng phổ huỳnh quang bước sóng tán xạ tia X
Tên tiếng Anh

Title in English

Standard Test Method for Sulfur in Petroleum Products by Wavelength Dispersive X-ray Fluorescence Spectrometry
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ASTM D 2622-10
IDT - Tương đương hoàn toàn
Thay thế cho

Replace

Thay thế bằng

Replaced by

Lịch sử soát xét

History of version

Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

75.080 - Sản phẩm dầu mỏ nói chung
Số trang

Page

29
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 150,000 VNĐ
Bản File (PDF):348,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

1.1. Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hàm lượng lưu huỳnh tổng có trong sản phẩm dầu mỏ ở dạng một pha và ở dạng lỏng trong điều kiện môi trường, có thể hóa lỏng khi đun nhẹ hoặc ở dạng hòa tan trong dung môi hữu cơ thích hợp. Các loại sản phẩm này bao gồm nhiên liệu điêzen, nhiên liệu phản lực, dầu hỏa, hoặc các dầu chưng cất khác, naphta, dầu cặn, dầu gốc, dầu thủy lực, dầu thô, xăng không chì, xăng và điêzen sinh học.
1.2. Dải đo của phương pháp này là khoảng giữa giá trị giới hạn định lượng tổng (PLOQ) (tính theo qui trình phù hợp ASTM D 6259) hàm lượng lưu huỳnh tổng từ 3 mg/kg và đến mức cao nhất trong chương trình thử nghiệm chéo là 4,6% khối lượng.
CHÚ THÍCH 1: Các thiết bị dùng trong phương pháp này có thể có độ nhạy khác nhau. Khả năng áp dụng phương pháp này đối với nồng độ lưu huỳnh dưới 3 mg/kg có thể xác định trên cơ sở riêng với thiết bị WDXRF có khả năng đo các mức thấp hơn, nhưng không áp dụng được độ chụm của phương pháp này.
1.2.1. Các giá trị giới hạn định lượng (LOQ) và độ chụm của phương pháp đối với các thiết bị cụ thể của phòng thử nghiệm phụ thuộc vào nguồn năng lượng của thiết bị (năng lượng cao hoặc thấp), loại mẫu và phương pháp thực hành của phòng thử nghiệm để tiến hành theo phương pháp này.
1.3. Các mẫu chứa hơn 4,6 % khối lượng lưu huỳnh có thể được pha loãng để đưa nồng độ lưu huỳnh của mẫu đã được pha loãng đến phạm vi qui định của phương pháp. Các mẫu pha loãng có thể có các sai số cao hơn so với các mẫu không pha loãng như qui định tại Điều 14.
1.4. Các mẫu dễ bay hơi (như xăng có áp suất hơi cao hoặc hydrocacbon sáng) có thể không phù hợp với độ chụm qui định, do sự thất thoát các phần nhẹ trong quá trình phân tích.
1.5. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là nền mẫu chuẩn phải rất tương xứng, hoặc các sự chênh lệch nền phải được giải thích (xem 12.2). Sự không tương xứng có thể do tỷ lệ C/H giữa các mẫu và mẫu chuẩn chênh nhau, hoặc do sự có mặt của các nguyên tố gây ảnh hưởng (xem Bảng 1).
1.6. Các giá trị tính theo hệ SI là giá trị tiêu chuẩn. Trong tiêu chuẩn này không sử dụng các hệ đơn vị khác.
1.7. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các giới hạn quy định trước khi đưa vào sử dụng.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 6777 (ASTM D 4057), Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ-Phương pháp lấy mẫu thủ công.
TCVN 3172 (ASTM D 4294), Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ-Phương pháp xác định lưu huỳnh bằng phổ quang tán xạ năng lượng tia X.
ASTM D 4177, Practice for automatic sampling of petroleum and petroleum products (Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ-Phương pháp lấy mẫu tự động).
ASTM D 4927, Test method for elemental analysis of lubricant and additive components – Barium, Calcium, Phosphorus, Sulfur, and Zinc by wavelength – dispersive X-Ray fluorescence spectroscopy (Phương pháp phân tích các nguyên tố thành phần của dầu bôi trơn và phụ gia – Bari, canxi, photpho, lưu huỳnh và kẽm bằng phổ huỳnh quang tán xạ bước sóng tia-X).
ASTM D 6259, Practice for determination of pooled limit of quatitation (Phương pháp xác định giới hạn của phép định lượng).
ASTM D 6299, Practice for applysing statistical quality assurance techniques to evaluate analytical measurement system performance (Phương pháp kỹ thuật thống kê về đảm bảo chất lượng để đánh giá tính năng hệ thống thiết bị đo lường phân tích).
ASTM D 7393, Practice for optimization, sample handing, calibration and validation of X-ray fluorescence spectrometry method for elemental analysis of petroleum products and lubricants (Phương pháp tối ưu hóa, bảo quản mẫu, hiệu chuẩn và phê duyệt phương pháp phổ huỳnh quang tia X đối với phép phân tích nguyên tố của các sản phẩm dầu mỏ và chất bôi trơn).
ASTM E 29, Practice for using significant digits in test data to determine conformance with specification (Phương pháp sử dụng các con số có nghĩa trong các số liệu thử nghiệm để xác định sự phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật).
Quyết định công bố

Decision number

3999/QĐ-BKHCN , Ngày 29-12-2011